Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử: PHONG TRÀO CÁCH
MẠNG Ở TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN.
1. Phong trào cách mạng ở Trung Quốc (1918- 1939)
a) Phong trào Ngũ tứ và sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc.
- Diễn biến chính:
+ Ngày 4/5/1919, đã nổ ra cuộc biểu tình của 3000 sinh viên, học sinh yêu nước Bắc Kinh
nhằm phản đối âm mưu xâu xé, nô dịch Trung Quốc của các nước đế quốc.
+ Phong trào nhanh chóng lan rộng trong cả nước, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân
dân, đặc biệt là giai cấp công nhân. cuộc vận động lớn này được gọilà Phong trào Ngũ tứ.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Phong trào có ý nghĩa to lớn trong lịch sử Trung Quốc, mở đầu cao trào chống Đế quốc,
chống phong kiến ở Trung Quốc.
+ Đánh dấu bước chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư
sản kiểu mới. Giai cấp công nhân Trung Quốc bước lên vũ đài chính trị với tư cách một
lực lượng cách mạng độc lập và dần lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân
Trung Quốc.
- Sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc:
+ Sau phong trào Ngũ tứ, việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin phát triển nhanh chóng.
+ Tháng 7/1921, từ một số nhóm cộng sản, Đảng cộng sản đã được thành lập, đánh dấu
bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc.
b) Chiến tranh Bắc phạt (1926 - 1927) và Nội chiến Quốc - cộng (1927 - 1937)
( đọc thêm)
2. Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ (1918 - 1939).
a) Phong trào độc lập dân tộc trong những năm (1918 - 1929).
- Những hậu quả nặng nề của Chiến tranh thế giớ thứ nhất và chính sách tăng cường ách
áp bức, bóc lột của thực dân Anh đã làm dấy lên một cao trào chống Anh trong những năm
1918 - 1922 ở Ấn Độ.
- Nét nổ bật của cao trào là hình thức đấu tranh diễn ra phong phú, với sự tham gia của
đông đảo các tầng lớp nhân dân và dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại, đứng đầu là lãnh
tụ có uy tín lớn M. Ganđi.
- Chính sách bất bạo động, bất hợp tác - không sử dụng đấu tranh bạo lực, chỉ biểu tình,
bãi công, bãi khoá, tẩy chay hàng hoá Anh,...
- Sự phát triển của phong trào công nhân dẫn tới sự thành lập Đảng cộng sản Ấn Độ vào
cuối năm 1925.
- Quan sát hình 40. M.Ganđi - SGK và nhận xét về phong trào bạo động, bất hợp tác do
Ganđi lãnh đạo.