DANH MỤC TÀI LIỆU
TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN SINH HỌC: CHỦ ĐỀ DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH
TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN SINH HỌC: CHỦ ĐỀ DI
TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH
I. NST giới tính và cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST
1. NST giới tính
- NST giới tính là loại NST có chứa gen quy định giới tính (có thể chứa các gen
quy định tính trạng thường).
- Trong thiên nhiên đã gặp 1 số kiểu NST giới tính như sau : XX, XY, XO …( XX
là đồng giao tử, XY hoặc XO là dị giao tử )
- Cặp NST giới tính XX gồm 2 chiếc tương đồng, cặp XY có vùng tương đồng, có
vùng ko tương đồng, cặp XO không tương đồng.
- Sự khác nhau giữa NST thường và NST giới tính:
NST thường NST giới tính
- Luôn tồn tại thành từng cặp
tương đồng.
- Số cặp NST > 1
- Chỉ chứa các gen quy định
tính trạng thường.
- Tồn tại cặp tương đồng XX hoặc không tương
đồng hoàn toàn là XY.
- Số cặp NST = 1
- Ngoài các gen quy định giới tính còn các gen quy
định tính trạng thường liên kết giới tính.
2. Một số cơ chế TB học xác đinh giới tính bằng NST
* Kiểu XX, XY
- Con cái XX, con đực XY: động vật có vú, ruồi giấm, người
- Con cái XY, con đực XX : chim, bướm, cá, ếch nhái, bò sát.
* Kiểu XX, XO:
- Con cái XX, con đực XO: châu chấu, rệp, bọ xit
- Con cái XO, con đực XX : bọ nhậy
Nhận xét:
- Tỉ lệ đực cái trong quần thể thường xấp xỉ 1:1.
- Tạo sự cân bằng giới tính trong sinh giới.
* Nếu cá thể được đề cập trong đề bài không nêu loài nào => kiểu NST giới tính
có thể xác định theo 2 cách :
- Dựa vào cá thể mang tính trạng lặn ở thế hệ có tỉ lệ phân tính 3:1. Vì tính
trạng này dễ xuất hiện ở cá thể XY => giới tính của cá thể đó thuộc NST giới tính
XY
- Dùng cách loại suy, lần lượt thử từng kiểu NST giới tính => kiểu nào cho kết
quả phù hợp với đề bài thì nhận
Ví dụ: Cho 1 cá thể mang 1 cặp gen dị hợp quy định cánh thẳng giao phối với cá
thể khác được F1 gồm 256 con cánh thẳng : 85 con cánh cong (chỉ toàn con đực ).
Cặp NST giới tính của loài được xác định như sau:
- Cặp gen dị hợp quy định cánh thẳng => cánh thẳng là tính trạng trội, cánh cong
là tính trạng lặn .
- F1 có tỉ lệ 3 cánh thẳng : 1 cánh cong . Nhưng tính trạng lặn cánh cong chỉ biểu
hiện ở con đực => NST giới tính của con đực là XY, con cái là XX .
II. DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH
1. Khái niệm: Di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng di truyền các tính
trạng mà các gen xác định chúng nằm trên các NST giới tính.
2. Gen trên NST X.
a.Thí nghiệm: Moocgan đã lai ruồi giấm mắt đỏ với mắt trắng
- Lai thuận :
+ P :
♀ (mắt đỏ ) x ♂ ( mắt trắng )
+ F1 : 100% mắt đỏ
+ F2 : 3 mắt đỏ : 1 mắt trắng (toàn con đực )
- Lai nghịch :
+ P:
♀ (mắt trắng ) x ♂ ( mắt đỏ )
+ F1 : 1
♀ mắt đỏ : 1 ♂ mắt trắng
+ F2 : 1
♀ mắt đỏ : 1
♀ mắt trắng : 1 ♂ mắt đỏ : 1 ♂ mắt trắng
b. Nhận xét :
- Kết quả của 2 phép lai thuận nghịch của Moocgan khác nhau và khác kết quả
của phép lai thuận nghịch của Menđen.
- Tính trạng không phân đều ở hai giới
- hiện tượng di truyền chéo (ở phép lai nghịch: mẹ mắt trắng truyền cho con
đực, bố mắt đỏ truyền cho con cái)
c. Giải thích và cơ sở tế bào học.
- F1 đồng loạt mắt đỏ, theo định luật đồng tính thì mắt đỏ trội hoàn toàn so với mắt
trắng.
Qui ước : W : mắt đỏ ; w : mắt trắng .
- Nếu gen nằm trên NST thường thì F2 (trong phép lai thuận) mắt trắng phân bố ở
cả giới đực và cái. Thực tế ở F2 u mắt trắng chỉ có ở con đực vì vậy gen qui định
màu mắt ở ruồi phải nằm trên NST giới tính X, không có alen trên Y. Vậy con cái mắt
trắng phải có cả hai gen lặn XwXw mới biểu hiện mắt trắng, con đực chỉ cần một gen
lặn trên NST X đã biểu hiện mắt trắng.
Sơ đồ lai :
+ Phép lai thuận :
P : XWXW (♀ mắt đỏ ) x XwY( ♂ mắt trắng )
G : XW , XW Xw , Y
F1 : XWXw , XWY ( 100% mắt đỏ )
F1x F1 : XWXw x XWY
G: XW , Xw ; XW , Y
F2 : XWXW : XWXw : XWY : XwY
3 mắt đỏ : 1 mắt trắng
+ Phép lai nghịch:
P : XwXw (♀ mắt trắng ) x XWY( ♂ mắt đỏ )
G : Xw ; Xw , Y
F1 : XWXw (50% ♀ mắt đỏ ) , XwY (♂ mắt trắng)
F1x F1 : XWXw x XwY
G : : XW , Xw ; Xw , Y
F2 : XWXw : XwXw : XWY : XwY
1 ♀ mắt đỏ : 1 ♀ mắt trắng : 1 ♂ mắt đỏ : ♂ mắt trắng
Vậy ở phép lai thuận gen lặn trên X do bố truyền cho con gái và biểu hiện ở cháu
trai
d. Nội dung định luật :
- Gen nằm trên NST X tuân theo quy luật di truyền chéo: Tính trạng của bố truyền
cho con cái (gái), tính trạng của mẹ truyền cho con đực.
VD: người bệnh u và bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST X quy
định
- Hai phép lai thuận nghịch cho: kết quả khác nhau .
3. GEN TRÊN NST Y :
- NST Y ở đa số loài hầu như không mang gen, hầu như gen trên NST X hiếm có
gen tương ứng trên Y. Tuy nhiên ở 1 số loài động vật NST Y cũng mang gen .
- NST Y ở người có đoạn mang gen tương ứng với gen trên X nhưng cũng có
đoạn gen trên Y mà không có gen tương ứng trên X
Ví dụ : Ở người tật dính ngón tay số 2 và số 3 do gen lặn (a) trên NST Y gây ra
và chỉ biểu hiện ở nam giới
P : XX x XYa
G : X ; X , Ya
F1 : XX ( 50% gái BT ) : XYa ( 50% trai dính ngón )
- Tật có túm lông ở tai
- Nội dung quy luật: Gen nằm trên NST Y tuân theo quy luật di truyền thẳng
(tính trạng qui định bởi gen nằm trên NST Y di truyền 100% ở các cặp NST giới tính
XY ( 100% con trai )
4. Ý nghĩa :
- Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính được ứng dụng để phân biệt giới đực
hoặc giới cái ở giai đoạn sớm phát triển của cá thể lúc hình thái giới tính chưa thể hiện
ra kiểu hình, nhờ đó có thể chọn lọc để tăng năng suất .
Ví dụ: Ở gà người ta sử dụng gen trội A trên NST giới tính X xác định lông vằn
để phân biệt trống, mái khi mới nở. Gà trống con XA XA có lông vằn ở đầu rõ hơn so
với con mái XA Y.
- Điều khiển tỉ lệ đực cái theo ý muốn trong chăn nuôi trồng trọt
- Phát hiện được bệnh do rối loạn cơ chế phân li, tổ hợp của cặp NST giới tính
III. CÁCH NHẬN ĐỊNH QUY LUẬT DI TRUYỀN :
1. Dựa vào kết quả của phép lai thuận nghịch
- Nếu kết quả lai thuận nghịch khác nhau thì gen quy định tính trạng được xét nằm
trên NST giới tính .
- Nếu tính trạng đã cho thấy xuất hiện chỉ ở giới đực qua các thế hệ (di truyền
thẳng => gen nằm trên NST Y. Ngược lại thì gen nằm trên NST X.
2. Dựa vào sự di truyền chéo hoặc tính trạng biểu hiện không đồng đều trên
giới đực và cái :
a. Di truyền chéo: tính trạng của con đực giống tính trạng của mẹ và tính trạng
của cái con giống bố là có sự di truyền chéo => gen nằm trên NST giới tính X
b. Tính trạng không biểu hiện đồng đều ở 2 giới :
Cùng 1 thế hệ nhưng tính trạng nào đó chỉ xuất hiện ở giới đực, còn giới cái thì
không hoặc ngược lại => gen nằm trên NST giới tính
Chú ý: Thực tế gen nằm trên NST giới tính cũng có những trường hợp tác động
với gen nằm trên NST thường để hình thành 1 tính trạng. Cũng có các gen nằm trên
cùng 1 NST giới tính X tác động riêng rẽ hoặc tương tác qua lại với nhau .
DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN
1. Hiện tượng
a. Ví dụ
- Thí nghiệm của Coren 1909 với 2 phép lai thuận nghịch trên đối tượng cây hoa
phấn(Mirabilis jalapa).
Lai thuận Lai nghịch
P: ♂ Lá đốm x ♀ Lá xanh
F1: 100% lá xanh
P: ♂ Lá xanh x ♀ Lá ddooms
F1: 100% lá đốm
b. Nhận xét:
- Kết quả phép lai thuận lai nghịch khác nhau
- F1 luôn có KH giống mẹ.
2. Giải thích:
Khi thụ tinh giao tử đực chỉ truyền nhân mà hầu như không truyền TBC cho
trứng, do vậy các gen nằm trong tế bào chất (trong ti thể hoặc lục lạp) chỉ được mẹ
truyền cho qua tế bào chất của trứng.
3. Đặc điểm của di truyền ngoài nhân
- Gen nằm ngoài nhân ở ti thể lục lạp
- Kết quả lai thuận lai nghịch khác nhau
- Tính trạng biểu hiện ở đời con theo dòng mẹ.
- Di truyền qua tế bào chất vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của tế bào sinh dục
cái.
- Các tính trạng di truyền qua tế bào chất không tuân theo các quy luật của thuyết di
truyền NST vì tế o chất không được phân đều choc tế bào con như đối với NST.
- Tính trạng do gen gen trong tế bào chất quy định sẽ vẫn tồn tại khi thay nhân tế
bào bằng nhân có cấu trúc di truyền khác.
* Lưu ý: Các tính trạng di truyền qua tế bào chất được truyền theo dòng mẹ,
nhưng không phải tất cả các tính trạng di truyền theo dòng mẹ đều liên quan với các
gen trong tế bào chất.
ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN
1- Con đường từ gen tới tính trạng
Quá trình biểu hiện của gen qua nhiều bước nên có thể bị nhiều yếu tố môi trường
bên trong cũng như bên ngoài chi phối theo sơ đồ:
Gen (ADN) → mARN → Prôtêin → Tính trạng
2- Sự tương tác giữa KG và MT
a. Hiện tượng:
VD: thỏ: Tại vị trí đầu mút thể (tai, n chân, đuôi, mõm) lông màu đen;
những vị trí khác lông trắng muốt.
b. Giải thích:
- Tại các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nên có khả năng tổng hợp
được sắc tố mêlanin làm cho lông màu đen
- Các vùng khác có nhiệt độ cao hơn không tổng hợp mêlanin nên lông màu trắng,
làm giảm nhiệt độ thì vùng lông trắng sẽ chuyển sang màu đen.
c. Kết luận: Môi trường có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện của KG
3- Mức phản ứng của KG
a. Khái niệm: Tập hợp các kiểu hình của cùng 1 KG tương ứng với các môi
trường khác nhau gọi là mức phản ứng của 1 KG
VD: Con tắc kè hoa: - Trên lá cây: da có hoa văn màu xanh của lá cây
- Trên đá: màu hoa rêu của đá.
- Trên thân cây: da màu hoa nâu
b. Đặc điểm:
- Mức phản ứng do gen quy định, trong cùng 1 KG mỗi gen có mức phản ứng
riêng
- Có 2 loại mức phản ứng:
+ Mức phản ứng rộng: Những tính trạng quy định số lượng
VD: Số lượng trứng gà trong năm nếu cho ăn đầy đủ cho 360 trứng còn không
cho ăn đầy đủ có thể chỉ cho hơn 100 trứng
+ Mức phản ứng hẹp: Những tính trạng quy định chất lượng
VD: Thành phần Pr trong trứng hai trường hợp trên không khác nhau
nhiều.
- Mức phản ứng càng rộng sinh vật càng dễ thích nghi.
- Di truyền được vì do KG quy định.
- Thay đổi theo từng loại tính trạng.
c. Phương pháp xác định mức phản ứng: Để xác định mức phản ứng của 1KG
cần phải tạo ra các thể SV cùng 1 KG, với cây sinh sản sinh dưỡng có thể xác
định mức phản ứng bằng cách cắt đồng loạt cành của cùng 1 cây đem trồng theo
dõi đặc điểm của chúng.
4- Sự mềm dẻo về kiểu hình( thường biến):
a. Khái niệm: Hiện tượng 1 KG có thể thay đổi KH trước những điều kiện môi
trường khác nhau gọi là sự mềm dẻo về KH( thường biến).
b. Đặc điểm của thường biến
- Thường biến là những biến đổi về kiểu hình nên không di truyền
- Mức độ mềm dẻo của KH phụ thuộc vào KG.
- Mỗi KG chỉ có thể điều chỉnh KH của mình trong một phạm vi nhất định.
c. Ý nghĩa
Giúp SV thích nghi với những thay đổi của môi trường.
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP:
I. Dạng 1: Biết kiểu hình P. Tìm kết quả F, hãy viết sơ đồ lai
- Bước 1: Từ kiểu hình P, đặc điểm gen liên kết trên NST giới tính, biện luận xác
định kiểu gen P.
- Bước 2: Lập sơ đồ lai, xác định kết quả KG và KH
dụ: người bệnh u do gen lặn m quy định: gen trội M tạo ra kiểu hình
bình thường. C hai gen trên đều nằm trên NST giới tính X. Tìm kết quả KH đời
con trong trường hợp: Mẹ bình thường không mang gen gây bệnh bố bị bệnh
Giải:
B1: Mẹ bình thường có KG: XMXM
Bố biểu hiện bênh có KG: XmY
B2: Sơ đồ lai
P: ♀ XMXM x ♂ XmY
G: XM Xm, Y
F1: XMXm : XMY
Vậy F1: Nửa s con gái gen gây bệnh nhưng không biểu hiện bệnh, nửa số
con trai bình thường.
II. Dạng 2:
Biết kiểu gen, kiểu hình của F hoặc tỉ lệ phân tích ở F. Xác định kiểu gen của P.
- Bước 1: Từ KG, KH F hoặc tỉ lệ phân tính ở F. Biện luận để xác định KG P.
- Bước 2: Viết sơ đồ lai kiểm nghiệm. Nhận xét tỉ lệ F.
dụ: ruồi giấm gen W: mắt đỏ, w: mắt trắng cùng liên kết trên NST giới tính
X. Bố mẹ phải KG KH như thế nào để F1 nửa số ruồi cái mắt đỏ nửa số
ruồi cái mắt trắng.
Giải:
Bước 1:
- Ruồi cái F1 kiểu hình mắt trắng, thì KG phải XwXw. Vậy bố mẹ đều
khả năng tạo giao tử Xw.
- Ruồi cái F1 kiểu hình mắt đỏ thì ít nhất phải mang Xw trong cặp NST giới
tính. Vì bố chỉ chứa 1 NST giới tính X
- Do vậy: P: Mẹ có KG XWXw, bố XwY
Bước 2: sơ đồ lai:
P: ♀ XWXw (đỏ) x ♂ XwY ( trắng)
G: XW, Xw Xw, Y
F1: XWXw : XwXw : XWY : XwY
Vậy: ½ ruồi cái mắt đỏ, ½ ruồi cái mắt trắng, ½ ruồi đực mt đỏ, ½ rui đực
mắt trng.
III. Một số bài tập vận dụng nâng cao:
Câu 1: Bệnh màu đỏ lục người do gen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc
thể X không alen tương ứng trên Y. Bệnh bạch tạng lại do một gen lặn khác nằm
trên nhiễm sắc thể thường qui định. Một cặp vợ chồng đều không mắc cả 2 bệnh trên,
người chồng có bố và mẹ đều bình thường nhưng có cô em gái bị bạch tạng. Người vợ
có bố bị mù màu và mẹ bình thường nhưng em trai thì bị bệnh bạch tạng.
Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con trai mắc đồng thời cả 2 bệnh trên :
Hướng dẫn:
Từ giả thiết => KG của chồng XAY B-(1BB/2Bb)
KG của vợ XAXa B-(1BB/2Bb)
XS con trai mắc bệnh mù màu (XaY) = 1/4
XS con mắc bệnh bạch tạng (bb) = 1/3.1/3= 1/9
Vậy XS sinh con trai mắc cả 2 bệnh = 1/4.1/9 = 1/36
A. 1/12 B. 1/24 C. 1/36 D. 1/8
Câu 2: gà, gen quy định màu sắc lông nằm trên vùng không tương đồng của
nhiễm sắc thể giới tính X hai alen , alen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với
alen a quy định lông không vằn. Gen quy định chiều cao chân nằm trên nhiễm sắc thể
thường có 2 alen, alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định chân
thấp. Cho trống lông vằn , chân thấp thuần chủng giao phối với mái lông không
vằn, chân cao thuần chủng thu được F1. Cho F1 giao phối với nhau để tạo ra F2. Dự
đoán nào sau đây về kiểu hình ở F2 là đúng ?
A. Tất cả gà lông không vằn , chân cao đều là gà trống
B. Tỉ lệ gà mái lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông không vằn, chân thấp
C. Tỉ lệ gà trống lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông vằn , chân cao
D. Tỉ lệ gà trống lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông không vằn, chân cao
Hướng dẫn:
Cách 1: Trống vằn thuần chủng:
A A
X X
x mái không vằn XaY
F1: ½
A a
X X
: ½ XAY
F2: 1/4 XAY: ¼ XaY => Tỉ lệ mái lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ mái lông
không vằn, chân thấp
Cách 2: Giải:
- Ta có KG của gà trống là XAXAbb và KG của gà mái là XaYBB
- Từ phép lai: (P): XAXAbb x XaYBB => KG F1: XAXaBb: XAYBb
- Khi cho F1 tạp giao phối với nhau ta có: (XAXa x XAY)(Bb x Bb)
=> TLKH: (1 mái lông vằn: 2 trống lông vằn: 1 mái lông không vằn)(3
chân cao: 1 chân thấp) => 3 gà mái lông vằn, chân cao: 1 gà mái lông vằn, chân thấp.
6 gà trống lông vằn, chân cao: 2 gà trống lông vằn, chân thấp.
3 gà mái lông không vằn, chân cao: 1 gà mái lông không vằn, chân thấp.
=> Đáp án B thoả mãn
Đáp án B
Câu 3:một loài động vật, alen A quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen a
quy định lông hung; alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định
chân thấp; alen D quy định mắt nâu trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt đen.
Phép lai P :
AB
ab
D d
X X
Ab
aB
d
X Y
thu đđược F1. Trong tổng số thể F1, số thể
cái lông hung, chân thấp, mắt đen chiếm tỉ lệ 1%. Biết quá trình giảm phân không
xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen cả hai giới với tần số như nhau. Theo
thuyết, số cá thể lông xám dị hợp, chân thấp, mắt nâu ở F1 chiếm tỉ lệ
A. 8,5% B. 17% C. 2% D. 10%
Hướng dẫn
thông tin tài liệu
I. NST giới tính và cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST 1. NST giới tính - NST giới tính là loại NST có chứa gen quy định giới tính (có thể chứa các gen quy định tính trạng thường). - Trong thiên nhiên đã gặp 1 số kiểu NST giới tính như sau : XX, XY, XO …( XX là đồng giao tử, XY hoặc XO là dị giao tử ) - Cặp NST giới tính XX gồm 2 chiếc tương đồng, cặp XY có vùng tương đồng, có vùng ko tương đồng, cặp XO không tương đồng.
Mở rộng để xem thêm
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×