Câu 6: Sự tự phối xảy ra trong quần thể giao phối sẽ làm
A. tăng tốc độ tiến hoá của quẩn thể B. tăng biến dị tổ hợp trong quần
thể.
C. tăng tỉ lệ thể đồng hợp, giảm tỉ lệ thể dị hợp. D. tăng sự đa dạng về kiểu gen và
kiểu hình.
Câu 7: Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ lệ giữa
A. số lượng alen đó trên tổng số alen của quần thể.
B. số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số alen của quần thể.
C. số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể của quần thể.
D. số lượng alen đó trên tổng số cá thể của quần thể.
Câu 8: Điều kiện để định luật Hacđi – Vanbec
1. Có sự cách li sinh sản giữa các cá thể trong quần thể.
2. Các cá thể trong quần thể giao phối với nhau ngẫu nhiên.
3. Không có đột biến và cũng như không có chọn lọc tự nhiên.
4. Khả năng thích nghi của các kiểu gen khác nhau là như nhau.
Nội dung đúng là
A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 4. C. 2, 3, 4. D. 1, 2, 4.
Câu 9: Xét một quần thể ngẫu phối gồm 2 alen A, a. trên nhiễm sắc thể thường. Gọi
p, q lần lượt là tần số của alen A, a (p, q 0 ; p + q = 1). Theo Hacđi-Vanbec thành phần
kiểu gen của quần thể đạt trạng thái cân bằng có dạng
A. p2AA + 2pqAa + q2aa = 1 . B. p2Aa + 2pqAA + q2aa = 1
C. q2AA + 2pqAa + q2aa = 1. D. p2aa + 2pqAa + q2AA = 1
Câu 10: Câu 10: Cho các quần thể sau quần thể nào đạt trạng thái cân bằng?
A. 0,57AA : 0,06Aa : 0,37aa. B.0,7AA : 0,2Aa ; 0,1aa.
C.0,36AA : 0,24Aa :0,40aa. D.0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
B. BÀI TẬP THÔNG HIỂU:
Câu 11: Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu : 0,2 AA + 0,6 Aa + 0,2 aa = 1. Sau
2 thế hệ tự phối thì cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là
A. 0,35 AA + 0,30 Aa + 0,35 aa = 1. B. 0,425 AA + 0,15 Aa + 0,425 aa = 1.
C. 0,25 AA + 0,50Aa + 0,25 aa = 1. D. 0,4625 AA + 0,075 Aa + 0,4625 aa = 1.
Câu 12: 1 quần thể có 0,36AA; 0,48Aa; 0,16aa. Xác định cấu trúc di truyền của quần
thể trên qua 3 thế hệ tự phối.
A.0,57AA : 0,06Aa : 0,37aa. B.0,7AA : 0,2Aa ; 0,1aa.
C.0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa. D.0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
Câu 13: Nếu xét một gen có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường thì số loại kiểu gen
tối đa trong một quần thể ngẫu phối là
A. 4. B. 6. C. 8. D. 10.
Câu 14: Xét một quần thể có 2 alen (A, a). Quần thể khởi đầu có số cá thể tương ứng
với từng loại kiểu gen là: 65AA: 26Aa: 169aa. Tần số tương đối của mỗi alen trong
quần thể này là
A. A = 0,30 ; a = 0,70.
B. A = 0,50 ; a = 0,50.
C. A = 0,25 ; a = 0,75.
D. A = 0,35 ; a = 0,65.
Câu 15: Một quần thể có tỉ lệ của 3 loại kiểu gen tương ứng là AA: Aa: aa = 1: 6: 9.
Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là bao nhiêu?
A. A = 0,25 ; a = 0,75. B. A = 0,75 ; a = 0,25. C. A = 0,4375 ; a = 0,5625. D. A=
0,5625 ; a= 0,4375.
Câu 16: Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen 0,8Aa: 0,2aa. Qua chọn lọc,
người ta đào thải các cá thể có kiểu hình lặn. Thành phần kiểu gen của quần thể ở thế
hệ sau là