C. Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù
hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
D. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát
triển.
Câu 6: Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây không
đúng?
A. Kích thước của quần thể luôn ổn định và giống nhau giữa các loài.
B. Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong tăng trưởng của quần thể có
hình chữ S.
C. Tỉ lệ giới tính thay đổi tuỳ thuộc vào từng loài, từng thời gian và điều kiện của môi
trường sống.
D. Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tuỳ
theo điều kiện của môi trường sống.
Câu 7: Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về sự biến động số lượng cá thể
của quần thể sinh vật theo chu kì?
(1) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng bị giảm mạnh do cháy rừng.
(2) Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô hàng năm.
(3) Số lượng sâu hại lúa bị giảm mạnh khi người nông dân sử dụng thuốc trừ sâu hoá
học.
(4) Cứ 10 - 12 năm, số lượng cá cơm ở vùng biển Pêru bị giảm mạnh do có dòng nước
nóng chảy qua làm cá chết hàng loạt.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 8: Mật độ cá thể của quần thể sinh vật là
A. tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể.
B. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
C. số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
D. giới hạn lớn nhất về số lượng cá thể mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả
năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
Câu 9: Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong
tự nhiên, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng
đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.
B. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể
cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản.
C. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và
sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại
và phát triển của quần thể.
D. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những
trường hợp phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài.
Câu 10: Ví dụ nào sau đây là một quần thể sinh vật?
A. Tập hợp cỏ sống trong rừng Cúc Phương.
B. Tập hợp mèo sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau ở Nhật Bản.
C. Tập hợp thông nhựa sống trên một quả đồi ở Côn Sơn, Hải Dương.
D. Tập hợp cá sống trong một cái ao.
Câu 11: Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần
thể được gọi là
A. mật độ cá thể của quần thể.
B. kích thước tối thiểu của quần thể.
C. kiểu phân bố của quàn thể.
D. kích thước tối đa của quần thể.
Câu 12: Ví dụ nào sau đây minh họa cho kiểu biến động số lượng cá thể của quần