Bài 5:Công ty dệt D có công suất thiết kế là 25 triệu mét vải/năm. Định phí/năm: 150 tỷ
đồng, biến phí: 5.000 đồng/mét, giá bán: 20.000 đồng/mét.
a) Tính sản lượng hoà vốn, doanh thu hòa vốn và công suất hòa vốn của công
ty. Hiện nay mỗi năm công ty D chỉ bán ra thị trường được 9 triệu mét vải, vậy kết
quả kinh doanh cuối năm của công ty sẽ là bao nhiêu?
b) Để nâng cao công suất khai thác, cải thiện kết quả kinh doanh, công ty dự
trù đầu tư xây dựng nhà máy M sản xuất áo jacket xuất khẩu có công suất thiết kế
là 5.000.000sp/năm. Nhà máy này sẽ sử dụng nguyên liệu do các nhà máy trong
công ty D cung cấp. Dự kiến số vải cần dùng là 1,5 mét vải/sp. Định phí mỗi năm
của dự án là 60 tỷ đồng. Ngoài số vải cung cấp bởi D, mỗi sản phẩm của nhà máy
M còn cần thêm biến phí là 5.000 đồng/sp. Giá bán dự kiến là 60.000 đồng/sp.
Tính sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn và công suất hòa vốn của dự án đầu tư
nhà máy M, biết rằng giá nguyên liệu được cung cấp bởi D được tính theo giá bán trên
thị trường.
c) Nếu giá bán sản phẩm của M chỉ còn 40.000 đồng/sp với sản lượng tiêu thụ
dự kiến là 4.000.000sp/năm thì có nên thực hiện dự án không? Hãy phân tích kết
quả của toàn công ty để biện luận cho quyết định này.
Bài 6:
Một dự án có thời gian thực hiện là 37 tháng với chi phí 350 triệu đồng. Để rút
ngắn thời gian, người ta thấy rằng có thể tập trung các nguồn lực để thi công
nhanh hơn. Nhưng việc thi công nhanh cũng sẽ làm chi phí tăng lên đến 528 triệu
đồng. Thời gian và chi phí của từng bước công việc được mô tả chi tiết như sau:
Công
việc
(1)
CV
đứng
trước
(2)
Thời gian
bình
thường
(3)
Chi phí
bình
thường
(4)
Thời gian
rút ngắn
(5)
Chi phí thi
công
nhanh
(6)
Chi phí đẩy
CV nhanh
lên 1 tháng
(triệu đồng)
(7)
a bđ 4 5 2 15 5
b a 6 11 5 30 19
c bđ 4 3 2 11 4
d bđ 12 150 9 180 10
e b,c 10 10 8 20 5
f b,c 24 147 19 212 13
g a 7 18 6 30 12
h d,e,g 10 4 7 25 7
i f,h 3 2 2 5 3
TC 37 350 28 528 78
Hãy lập kế hoạch rút ngắn thời gian thực hiện dự án với chi phí thấp nhất.