10 bí quyết “tăng tốc” nghề nghiệp
Nhiều chuyên gia tư vấn việc làm đồng ý rằng thời điểm thích hợp
nhất để tìm kiếm một công việc mới đó là bạn bắt đầu cảm thấy không
còn thách thức với công việc hiện nay nữa. Bạn có thể đã sẵn sàng
cho một kế hoạch sự nghiệp mới ở mức cao hơn. Nếu không có nhiều
cơ hội thăng tiến sự nghiệp tại nơi bạn làm việc, công việc thích hợp
nhất kế tiếp nên ở một nơi khác đâu đó tốt hơn.
Sẽ có rất nhiều thứ phải làm để có được một sự thăng tiến nghề nghiệp như ý muốn. Bạn bắt
đầu từ đâu? Bạn đã học hỏi được những gì? Kinh nghiệm của bạn ra sao? Bạn cần làm những
gì? Ngày nay, mọi thứ hoàn toàn phụ thuộc vào bạn, qua đó kiếm soát sự nghiệp tương lai và
đảm bảo rằng bạn đang thẳng tiến theo con đường sự nghiệp đúng đắn nhất. Dưới đây là 10
chiến lược đã được kiểm nghiệm giúp bạn khởi động một sự thăng tiến nghề nghiệp thành công:
1/ Nói chuyện với “sếp” của bạn
Hãy ngồi xuống và có một cuộc trò chuyện thẳng thắn và trọng điểm với “sếp” hiện tại của bạn về
tương lai nghề nghiệp trong tương lai tại công ty. Bạn nên nhấn mạnh rằng bạn mong muốn hiệu
quả công việc đang làm sẽ đáp ứng tối đa các mục tiêu của công ty, chia sẻ các mục tiêu sự
nghiệp của bản thân bạn với “sếp”. Các “sếp” luôn tôn trọng một biểu hiện tự tin và chín chắn ở
nhân viên.
2/ Yêu cầu nhiều hơn
Việc sẵn lòng giúp đỡ các phòng ban, tập thể khác trong công ty - hay đơn giản đề nghị nhiều
hơn các trách nhiệm - sẽ làm gia tăng giá trị của bạn trong công ty. Không chỉ có vậy, nếu bạn
yêu cầu được làm thêm công việc, công ty sẽ thấy được ở bạn một mối quan tâm và khát vọng
giúp đỡ các phòng ban và công ty gặt hái thành công chung. Nó cũng nhấn mạnh một vai trò nổi
bật của bạn trong các hoạt động kinh doanh của công ty.
Bạn đừng ngại việc khó, chính việc khó mới giúp bạn trưởng thành hơn cũng như tạo dựng được
lòng tin với cấp trên. Sự nhiệt tình chấp nhận những thử thách mới là rất quan trọng. Đôi khi
cách tốt nhất để bộc lộ điểm mạnh của bạn chính là thử nghiệm những công việc mới khó khăn
hơn. Rất có thể bạn sẽ học hỏi được thêm nhiều điều, đồng thời “sếp” sẽ ấn tượng hơn về tinh
thần làm việc của bạn, từ đó ghi nhớ rằng bạn luôn sẵn sàng giúp đỡ họ trong bất cứ hoàn cảnh
nào.
3/ Tình nguyện trợ giúp các ban quản trị, tư vấn
Nếu bạn có một mục tiêu nghề nghiệp vượt xa khỏi những gì bạn đang làm với công việc hiện
tại, hãy tìm kiếm các cơ hội mới khi tình nguyện trợ giúp hay phục vụ các ban cố vấn, ban quản
trị công ty - nơi mà bạn có thể xây dựng danh tiếng một người luôn sẵn lòng, nhiệt thành và tận
tuỵ với công ty, với ngành nghề kinh doanh cụ thể của bạn.
4/ Mài sắc các kỹ năng con người của bạn
Việc có được các kỹ năng giao tiếp, mối quan hệ hữu hảo với mọi người luôn đóng vai trò quan
trọng để có được sự tôn trọng của “sếp” và các đồng nghiệp trong công ty, cũng như thu hút sự
chú ý của những người bên ngoài có thể mở rộng cánh cửa nhiều cơ hội mới cho bạn trong
tương lai. Hãy biểu lộ sự thân thiện, trách nhiệm và cầu thị. Bạn cũng nên cẩn thận lắng nghe
mọi người và rèn luyện kỹ năng của một nhà giao tiếp rõ ràng, hiệu quả.
Việc bạn gửi một bức thư hay gọi điện thoại cho một đồng nghiệp nhờ xin nghỉ ốm chỉ khiến cấp
trên cho rằng rõ ràng là bạn chỉ đang bịa ra một lý do nghỉ phép. Bạn nên gọi điện thoại trực tiếp