DANH MỤC TÀI LIỆU
Tham khảo bộ đề trắc nghiệm môn kiểm toán có đáp án
B Đ THI TR C NGHI M MÔN KI M TOÁNỘ Ề
Câu 1: Một trong những chức năng của kiểm toán là:
1. Điều chỉnh hoạt động quản lý.
2. Sử lý vi phạm.
3. Xác minh và bày tỏ ý kiến.
4. Không trường hợp nào đúng.
Câu 2: Khi phân loại kiểm toán theo chức năng, trong các loại kiểm toán dưới đây loại nào
không thuộc phạm vi phân loại này ?
1. Kiểm toán hoạt động.
2. Kiểm toán nội bộ.
3. Kiểm toán tuân thủ.
4. Kiểm toán báo cáo tài chính.
Câu 3: Kiểm toán nhà nước có thể trực thuộc:
1. Chính phủ.
2. Tòa án.
3. Quốc hội.
4. Tất cả các câu trên.
Câu 4: Trong các nôi dung sau đây, nội dung nào không thuộc kiểm toán tuân thủ:
1. Kiểm tra tính tuân thủ luật pháp…
2. Kiểm tra tình hình chấp hành chính sách, nghị quyết, quy chế…
3. Kiểm tra kết quả hoạt động kinh doanh.
4. Kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc, các chuẩn mực kế toán, kiểm toán.
Câu 5: Kiểm toán đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của đơn vị thuộc loại kiểm toán:
1. Tuân thủ.
2. Báo cáo tài chính.
3. Hoạt động.
4. Tất cả các câu trên.
Câu 6: Trong các nguyên tắc sau đây, nguyên tắc nào không phù hợp với nguyên tắc kiểm
toán báo cáo tài chính:
1. Tuân thủ luật pháp.
2. Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp.
3. Tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán và kiểm toán viên có thái độ hoài nghi nghề nghiệp.
4. Tuân thủ nguyên tắc công khai, thống nhất.
Câu 7: Kiểm tra tính tuân thủ luật pháp, chính sách chế độ quản lý kinh tế tài chính thuộc
nội dung của loại kiểm toán nào?
1. Tuân thủ.
2. Báo cáo tài chính.
3. Hoạt động
4. Không câu nào đúng.
Câu 8: Khi phân loại kiểm toán theo chủ thể tiến hành kiểm toán, loại kiểm toán nào trong
các loại kiểm toán dưới đây không thuộc phậm vi phân loại này?
1. Kiểm toán báo cáo tài chính.
2. Kiểm toán nhà nước.
3. Kiểm toán độc lập.
4. Kiểm toán nội bộ.
Câu 9: Cuộc kiểm toán được tiến hành có thu phí kiểm toán do:
1. Cơ quan kiểm toán nhà nước thực hiện.
2. Cơ quan kiêm toán độc lập thực hiện.
3. Bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện.
4. Bao gồm tất cả các câu trên.
Câu 10: Trong các nội dung dưới đây, nội dung nào không thuộc kiểm toán nội bộ:
1. Kiểm toán báo cáo kế toán.
2. Kiểm toán hoạt động.
3. Kiểm toán tuân thủ.
4. Kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách.
Câu 11: Nếu lấy chức năng liểm toán làm tiêu chí phân loại thì kiểm toán được phân thành:
1. Kiểm toán tuân thủ.
2. Kiểm toán báo cáo tài chính.
3. Kiểm toán hoạt động.
4. Bao gồm tất cả các câu trên.
Câu 12: Trong các chức năng dưới đây, chức năng nào không thuộc kiểm toán độc lập:
1. chức năng kiểm tra.
2. Chức năng xác nhận (xác minh).
3. Chức năng dự báo (lập kế hoạchsản xuất kinh doanh).
4. Chức năng báo cáo (trình bày).
Câu 13: Nếu chỉ lấy chủ thể tiến hành kiểm toán làm tiêu chí để phân loại thì kiểm toán
được phân thành:
1. Kiểm toán nội bộ.
2. Kiểm toán nhà nước.
3. Kiểm toán độc lập.
4. Bao gồm tất cả các câu trên.
Câu 14: Một cuộc kiểm toán được thiết kế để phát hiện ra những vi phạm pháp luật, các chế
định của nhà nước và các quy định của công ty tài chính là một cuộc kiểm toán:
1. Tài chính.
2. Tuân thủ.
3. Hoạt động.
4. Tất cả đều sai.
Câu 15: Chuẩn mực về tính độc lập thuộc:
1. Các chuẩn mực chung.
2. Các chuẩn mực trong điều tra.
3. Các chuẩn mực báo cáo.
4. Không câu nào đúng.
Câu 16: Chuẩn mực về lập kế hoạch kiểm toán thuộc:
1. Các chuẩn mực chung
2. Các chuẩn mực báo cáo.
3. Các chuẩn mực điều tra.
4. Không câu nào đúng.
Câu 17: Kiểm toán viên độc lập thuộc:
1. Kiểm toán độc lập.
2. Kiểm toán nhà nước.
3. Kiểm toán nội bộ.
4. Không câu nào đúng.
Câu 18: Trong các sự kiện kinh tế phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp dưới đây, sự
kiện nào không thuộc phạm vi nói trên
1. Sự kiện kinh tế phát sinh trong mối quan hệ giữa doanh ngiệp với bên ngoài doanh nghiệp.
2. Sự kiện kinh tế phát sinh trong nội bộ doanh ngiệp.
3. Sự kiện kinh tế phát sinh trong mối quan hệ với nhà nước.
4. Sự kiện kinh tế phát sinh trong mối quan hệ với bên ngoài nhưng không dẫn đến sự trao đổi.
Câu 19: Các khoản chi trả tiền cho khách hàng về các tài sản, vật tư đã nhận:
1. Là sự kiện kinh tế ngoại sinh có kéo theo sự trao đổi.
2. Là sự kiện kinh tế nội sinh.
3. Là sự kiện kinh tế ngoại sinh nhưng không dẫn đến sự trao đổi.
4. Không câu nào đúng.
Câu 20: Trong các điều kiện sau đây, điều kiện nào không thuộc các điều kiện của cơ sở
dẫn liệu
1. Có thật.
2. Đã được tính toán và đánh giá.
3. Theo ước tính.
4. Được ghi chép và cộng dồn.
Câu 21: Sự kiện kinh tế là gì?
1. Là các sự phát sinh thực tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2. Là sự phát sinh các hoạt động trong đơn vị.
3. Là các sự kiện phát sinh trong hoạt động của các đơn vị.
4. Là sự phát sinh trong hoạt động tài chính của đơn vị.
Câu 22: Trong các hành vi sau đây, hành vi nào không thuộc hành vi gian lận:
1. Giả mạo, sửa chữa, sử lý chứng từ theo ý muốn chủ quan.
2. Giấu giếm, xuyên tạc số liệu, tài liêu.
3. Bỏ sót, ghi trùng.
4. Cố tình áp dụng sai các nguyên tắc ghi chép kế toán.
Câu 23: Giao dịch là gì?
1. Là sự kiện kinh tế đã được công nhận để sử lý bởi hệ thống kế toán của doanh
nghiệp.
2. Là sự kiện kinh tế chưa được công nhận và xử lý.
3. Là sự kiện kinh tế đã được công nhận để xử lý bởi hệ thống kiểm soát nội bộ
4. Là sự kiện kinh tế không được công nhận
Câu 24: Trong các biểu hiện dưới đây, biểu hiện nào không phải là biểu hiện của sai sót?
1. Tính toán sai.
2. Giấu giếm, xuyên tạc số liệu, tài liệu.
3. Bỏ sót, ghi trùng.
4. Vận dụng không đúng các nguyên tắc ghi chép kế toán do hiểu sai…
Câu 25: Cơ sở dẫn liệu có tác dụng quan trọng đối với giai đoạn nào của quá trình kiểm
toán?
1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.
2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán.
3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán.
4. Bao gồm tất cả các câu trên.
Câu 26: Để xác định tính trọng yếu của gian lận, sai sốt cần dựa vào căn cứ nào là chủ yếu:
1. Thời gian xảy ra gian lận, sai sót.
2. Số người liên quan đến gian lận, sai sót.
3. Mức độ thiệt hại do gian lận, sai sót.
4. Quy mô báo cáo có gian lận, sai sót
Câu 27: Yếu tố nào cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ:
1. Môi trườn kiểm soát.
2. Hệ thống kiểm soát.
3. Hệ thống thông tin và trao đổi.
4. Tất cả các câu trên.
Câu 28: Trong tất cả các bước sau đây, bước nào không thuộc các bước tiến hành đánh giá
tính trọng yếu?
1. Bước lập kế hoạch
2. Bước ước lượng sơ bộ và phân bổ sơ bộ và phân bổ ước lượng sơ bộ ban đầu.
3. Bước ước tính tổng số sai sót trong từng bộ phận khoản mục và toàn bộ các khoản mục.
4. Bước so sánh ước tính sai sót số tổng cộng với sai số ước tính ban đầu.
Câu 29: Kiểm soát quản lý thuộc loại kiểm soát nào?
1. Kiểm soát trực tiếp.
2. Kiểm soát tổng quát.
3. Kiểm soát xử lý.
4. Không câu nào đúng.
Câu 30: Trong các rủi ro sau đây, rủi ro nào không thuộc rủi ro kiểm toán:
1. Rủ ro tài chính.
2. Rủi ro tiềm tàng.
3. Rủi ro kiểm soát.
4. Rủi ro phát hiện.
Câu 31: Gian lận là gì?
1. Là việc áp dụng sai nguyên tắc kế toán do thiếu cẩn thận.
2. Là những hành vi chỉ định lừa dối nhằm biển thủ tài sản, tham ô tài sản, xuyên tạc
thông tin.
3. Là việc tính toán sai.
4. Là việc ghi chép kế toán nhầm lẫn.
Câu 32: Để phân tích đánh gí rủi ro tiềm tàng cần có thông tin nào?
1. Bản chất kinh doanh của khách hàng.
2. Bản chất hệ thống kế toán, hệ thông thông tin.
3. Bản chất các bộ phận được kiểm toán.
4. Tất cả các thông tin nói trên.
Câu 33: Khái niệm về gian lận biểu hiện là:
1. Lỗi về tính toán số học.
2. áp dụng nhầm lẫn các nguyên tắc, phương pháp và chế độ kế toán do giới hạn về trình độ của
các cán bộ kế toán.
3. áp dụng sai các nguyên tắc, phương pháp trong chế độ kế toán một cách có chủ ý.
4. Bao gồm các câu trên.
Câu 34: Hạn chế nào trong các hạn chế dưới đây không thuộc những hạn chế có hữu của hệ
thống kiểm soát nội bộ?
1. Yêu cầu về tính hiệu quả của chi phí bỏ ra để kiểm soát nhỏ hơn những tổn hại do sai sót, gian
lận.
2. Khả năng gây ra sai sót của con người do thiếu cẩn trọng do trình độ nghiệp vụ.
3. Khối lượng của các giao dịch, các thủ tục biện pháp kiểm soát.
4. Việc vi phạm quy định của hệ thông quản lý không có các biện pháp thủ tục kiểm soát phù
hợp.
Câu 35: Những hành vi có thể xem là hành vi gian lận là:
1. Ghi chép các ngiệp vụ không có thật hoặc giả mạo chứng từ.
2. Giấu diếm hồ sơ một cách cố tình.
3. Ghi chép các nghiệp vụ không chính xác về số học không cố ý.
4. áp dụng nhầm các nguyên tắc kế toán một cách không cố ý.
5. Bao gồm a và b.
Câu 36: Để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp về mặt tài chính cần
xem xét đến biểu hiện chủ yếu nào?
1. Các khoản nợ và khả năng thanh toán các khoản nợ.
2. Tính hợp lý của cơ cấu tài chính, cơ cấu vốn kinh doanh, kết quả kinh doanh.
3. Khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh, khả năng khai thác huy động các nguồn vốn.
4. Tất cả các biểu hiện nói trên.
Câu 37: Khái niệm về sai sót biểu hiện là:
1. Ghi chép chứng từ không đúng sự thật, có chủ ý.
2. Bỏ sót nhi trùng các nghiệp vụ không có tính hệ thống
3. Che giấu các thông tin tài liệu.
4. Xuyên tạc số liệu.
Câu 38: Trong các phương pháp dưới đây, phương pháp nào không thuộc phương pháp của
kiểm toán để thu thập các bằng chứng kiểm toán
1. Phương pháp kiểm tra, quan sát.
2. Phương pháp thẩm tra, xác nhận.
3. Phương pháp tài khoản.
4. Phương pháp tính toán, phân tích, đánh giá.
Câu 39: Sai sót là gì?
1. Là việc ghi chép kế toán nhầm lẫn có chủ ý.
2. Là việc áp dụng các nguyên tắc kế toán sai.
3. Là việc ghi chép kế toán nhầm lẫn thừa thiếu các nghiệp vụ hoặc áp dụng sai các
nguyên tắc ghi chép kế toán do tính thiếu cẩn trọng hoặc trình đọ chuyên môn nghiệp vụ.
4. Là việc xuyên tạc số liệu.
Câu 40: Những yếu tố nào ảnh hưởng đén việc nảy sinh gian lận và sai sót?
1. Sự độc đoán độc quyền kiêm nhiệm trong quản lý.
2. Do cơ cấu tổ chức quản lý không phù hợp, phức tạp.
3. Trình độ quản lý kế toán thấp, khối lượng công việc nhiều.
4. Thiếu biện pháp quản lý phù hợp, dịch vụ tư vấn pháp lý tài chính, kế toán, kiểm toán.
5. Tất cả các câu trên.
Câu 41: Trọng yếu là gì?
1. Là khái niệm chỉ về bản chất, quy mô của những gian lận, sai sót. Nếu dựa vào
chúng để xét đoán sẽ không chính xác hoặc sẽ ảnh hưởng đến ý kiến nhạn xét của kiểm
toán viên đưa ra ý kiến sai lầm.
2. Là những gian lận và sai sót nếu dựa vào chúng để xét đoán sẽ không chuẩn xác.
3. Là những sai sót có thể sảy ra trong quá trình thực hiện kiểm toán.
4. Là những gian lẫn sai sót sảy ra trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán.
Câu 42: Những hành vi nào biểu hiện sai sót:
1. Tính toán sai.
2. Vận dụng sai các nguyên tắc ghi chép kế toán do hiểu biết sai.
3. Cố tình áp dụng sai nguyên tắc kế toán.
4. Giả mạo chứng từ.
5. Bao gồm a và b.
Câu 43: Các bước tiến hành đánh giá tính trọng yếu gồm:
1. Ước lượng sơ bộ ban đầu, phân bổ ước lượng ban đầu
2. Ước tính tổng số sai sót trong từng bộ phận khoản mục và toàn bộ các khoản mục.
3. So sánh ước tính sai số tổng cộng với sai số ước tính ban đầu.
4. Tất cả các câu trên.
Câu 44: Rủi ro kiểm toán gồm:
1. Rủi ro kiểm soát.
2. Rủi ro tiềm tàng
3. Rủi ro phát hiện.
4. Tất cả các câu trên.
Câu 45: Rủi ro phát hiện là gì:
1. Là khái niệm phát hiện sai sót trong lập kế hoạch.
2. Là khái niệm trong báo cáo tài chính có sai sót.
3. Là khái niệm có những gian lận, sai sót nghiêm trọng không được phát hiện trong
giai đoạn thực hiện kiểm toán.
4. Là khái niệm có gian lận sai sót trong hệ thống kiểm soát nội bộ.
Câu 46: Rủi ro kiểm soát là gì?
1. Là khái niệm có những gian lận sai sót trọng yếu mà hệ thông kiểm soát nội bộ
không phát hiện và ngăn chặn sửa chữa kịp thời.
2. Là khái niệm có gian lận trong lập báo cáo kiểm toán.
3. Là khái niệm có sai sót trong báo cáo tài chính.
4. Là khái niệm có gian lận trong lập kế hoạch kiểm toán.
Câu 47: Rủi ro kiểm toán là gì?
1. Là rủi ro mà kiểm toán viên có thể gặp phải khi đưa ra ý kiến nhận xét không phù
hợp về báo cáo tài chính.
2. Là rủi ro tiềm tàng
3. Là rủi ro mà kiểm toán viên khi đưa ra ý kiến nhận xét trái ngược.
4. Là rủi ro kiểm soát.
Câu 48: Trường hợp nào đáp ứng yêu cầu của bằng chứng kiểm toán:
1. Đầy đủ, thích hợp.
2. Chính xác.
3. Hợp lý.
4. Hợp lệ.
Câu 49: Kế toán bán hàng biển thủ tiền từ khách hàng nợ bằng cách không ghi sổ kế toán
và ghi giảm nợ tài khoản phải thu bằng cách lập dự phòng phải thu khó đòi. Hành vi đó là:
1. Sai sót.
2. Gian lận.
3. Nhầm lẫn.
4. Không câu nào đúng
Câu 50: Bằng chứng nào nói chung được xem là đầy đủ khi:
1. Bằng chứng được thu thập là hợp lý khách quan.
2. Có đầy đủ bằng chứng để có thể đưa ra quy định cơ bản hợp lý cho một ý kiến về báo
cáo tài chính.
3. Bằng chứng có chất lượng về tính hợp lý, khách quan và không thiên lệch.
4. Bằng chứng được thu thập bằng cách lựa chọn ngẫu nhiên.
Câu 51: Việc phân tích đánh giá rủi ro tiềm tàng là cơ sở để:
1. Lựa chọn các thủ pháp kiểm toán.
2. Xác định khối lượng công việc kiểm toán.
3. Xác định thời gian và chi phí cần thiết co một cuộc kiểm toán.
4. Tất cả các câu trên.
Câu 52: Loại bằng chứng về thanh toán với người bán có ít tính thuyết phục nhất là:
1. Hoá đơn bán hàng của nàh cung cấp.
2. Bảng kê khai ngân hàng có khách hàng cung cấp
3. Những tính toán do kiểm toán viên thực hiện.
4. Bằng chứng miệng.
Câu 53: Bằng chứng nào có mức độ tin cậy cao nhất là các chứng từ, tài liệu:
1. Cung cấp trực tiếp cho kiểm toán viên từ các nguồn độc lập từ bên ngoài.
2. Có nguồn gôc từ bên ngoài nhưng đã qua xử lý bởi hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu lực của
khách hàng.
3. Của khách hàng với hệ thống kiểm soát nội bộ kém hiệu lực.
4. Thu thập trực tiếp bằng các phương pháp giám sát tính toán của các kiểm toán viên
độc lập.
Câu 54: các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán là:
thông tin tài liệu
Câu 1: Một trong những chức năng của kiểm toán là: 1. Điều chỉnh hoạt động quản lý. 2. Sử lý vi phạm. 3. Xác minh và bày tỏ ý kiến. 4. Không trường hợp nào đúng. Câu 2: Khi phân loại kiểm toán theo chức năng, trong các loại kiểm toán dưới đây loại nào không thuộc phạm vi phân loại này ? 1. Kiểm toán hoạt động. 2. Kiểm toán nội bộ. 3. Kiểm toán tuân thủ. 4. Kiểm toán báo cáo tài chính. Câu 3: Kiểm toán nhà nước có thể trực thuộc: 1. Chính phủ. 2. Tòa án. 3. Quốc hội.
Mở rộng để xem thêm
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×