Chương 1. Đại cương vềtài chính và tiền tệ
5
Với những lý do như vậy mà xã hội đã phải đi tìm cho mình một dạng tiền tệmới phù
hợp hơn. Chúng ta chuyển sang hình thái tiền tệthứhai:
2.2. Tiền giấy (paper money)
9Tiền giấy xuất hiện đầu tiên dưới dạng các giấy chứng nhận có khảnăng đổi ra bạc
hoặc vàng do các ngân hàng thương mại phát hành (gold certificate, silver certificate).
Đây là các cam kết cho phép người nắm giữgiấy này có thểđến ngân hàng rút ra số
lượng vàng hay bạc ghi trên giấy. Do có thểđổi ngược ra vàng và bạc nên các giấy chứng
nhận này cũng được sửdụng trong thanh toán như vàng và bạc. Sựra đời những giấy
chứng nhận như vậy đã giúp cho việc giao dịch với những khoản tiền lớn cũng như việc
vận chuyển chúng trởnên thuận lợi hơn rất nhiều.
9Dần dần các giấy chứng nhận nói trên được chuẩn hoá thành các tờtiền giấy có in
mệnh giá và có khảnăng đổi ra vàng một cách tựdo theo hàm lượng vàng qui định cho
đồng tiền đó. Ví dụ:ởAnh trước đây bên cạnh những đồng pound sterling tiền đúc còn
lưu hành đồng bảng Anh bằng giấy do các ngân hàng phát hành và được đổi tựdo ra
vàng theo tỷlệ1 bảng Anh tương đương 123,274 grain, tương đương với 7,32238 gr
vàng nguyên chất. Việc đổi từtiền giấy ra vàng được thực hiện tại các ngân hàng phát
hành ra nó. Loại tiền giấy này rất phổbiếnởchâu Âu trong thời gian trước chiến tranh
thếgiới thứnhất, thường được gọi là tiền ngân hàng hay giấy bạc ngân hàng (bank note).
Việc sửdụng tiền ngân hàng hoàn toàn mang tính chất tựnguyện.
9Sau Đại chiến thếgiới thứnhất, nhằm siết chặt quản lý trong việc phát hành tiền giấy,
các nhà nước đã ngăn cấm các ngân hàng thương mại phát hành giấy bạc ngân hàng, từ
nay mọi việc phát hành chỉdo một ngân hàng duy nhất gọi là ngân hàng trung ương thực
hiện. Vì thếngày nay nói đến giấy bạc ngân hàng phải hiểu là giấybạc của ngân hàng
trung ương. Hàm lượng vàng của đồng tiền giấy bây giờđược qui định theo luật từng
nước. Ví dụ:hàm lượng vàng của đồng đô la Mỹcông bốtháng 1 năm 1939 là
0.888671g. Vì vậy mà người ta còn gọi tiền giấy này là tiền pháp định (Fiat money).
9Thếnhưng chẳng bao lâu sau khi xuất hiện, do ảnh hưởng của chiến tranh cũng như
khủng hoảng kinh tế5, đã nhiều lầntiền giấy bịmất khảnăng được đổi ngược trởlại ra
vàng (ởPháp, tiền giấy bịmất khảnăng đổi ra vàng vào các năm 1720, 1848 – 1850,
1870 – 1875, 1914 – 1928 và sau cùng là kểtừ1/10/1936 tới nay; ởMỹtrong thời gian
nội chiến, từnăm 1862 – 1863 nhà nước phát hành tiền giấy không có khảnăng đổi ra
vàng và chỉtới năm 1879 khi cuộc nội chiến đã kết thúc mới có lại khảnăng đó), thậm
5Có thể nói chiến tranh thế giới lần thứ I và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 – 1933 là nguyên
nhân chính đưa đến việc áp dụng tiền giấy bất khả hoán (tiền giấy không có khả năng đổi ra vàng) rộng
khắp các nước.
Phan Anh TuÊn
anhtuanphan@gmail.com
6
chí có những thời kỳcảtiền giấy được đổi ra vàng và tiền giấy không đổi được ra vàng
cùng song song tồn tại6. Sau Chiến tranh thếgiới thứhai, chỉcòn duy nhất đồng USD là
có thểđổi ra vàng, tuy nhiên tới năm 1971, với việc Mỹtuyên bốngừng đổi đồng USD ra
vàng, sựtồn tại của đồng tiền giấy có thểđổi ra vàng trong lưu thông thực sựchấm dứt.
9Ngày nay, tiền giấy thực chất chỉlà các giấy nợ(IOU) của ngân hàng trung ương với
những người mang nó. Nhưng không như hầu hết các giấy nợ, chúng hứa trảcho người
mang nó chỉbằng các tờtiền giấy khác7, tức là ngân hàng trung ương thanh toán các giấy
nợnày bằng các giấy nợkhác. Và vì vậy, giờđây, bạn mang tờ100.000 đ ra ngân hàng
người ta sẽchỉđổi cho bạn ra các đồng tiền với mệnh giá nhỏhơn như 20.000, 10.000,
5000 đ chứkhông phải là vàng. Khi phát hành tiền giấy thì tiền giấy trởthành tài sản của
người sởhữu chúng, nhưng đối với ngân hàng trung ương lại là một khoản nợvềgiá trị
(hay vềsức mua) của lượng tiền đã phát hành ra. Chính vì vậy, khi phát hành ra một
lượng tiền bao giờlượng tiền này cũng được ghi vào mục Tài sản Nợtrong bảng tổng kết
tài sản của ngân hàng Trung ương.
9Qua nghiên cứu quá trình hình thành tiền giấy, có thểthấy, tiền giấy ra đời vớitư cách
là dấu hiệu của kim loại tiền tệ(tiền vàng), được phát hành ra để thay thếcho tiền kim
loại trong việc thực hiện chức năng tiền tệnhằm khắc phục những nhược điểm của tiền tệ
kim loại. Chính vì vậy, tiền giấy vẫn được sửdụng với giá trịnhư giá trịtiền tệkim loại
mà nó đại diệnmặc dù giá trịthực của nó thấp hơn nhiều. Tờgiấy bạc 10 USD trước năm
1970 mặc dù được in ấn khá công phu trên chất liệu giấy đắt tiền vẫn không thểcó giá trị
bằng 8,88671g vàng mà nó đại diện. Và với việc in thêm chỉmột con số0 nữa chúng ta
cũng sẽcó một tờ100 USD với chi phí rẻhơn nhiều so với 88,8671g vàng mà nó đại
diện. Cũng vì thếtiền giấy còn được gọi là tiền tệdưới dạng dấu hiệu giá trịhay là tiền
danh nghĩa (token money).
9Tiền giấy ngày nay không còn khảnăng đổi ngược trởlại tiền tệkim loại (tiền vàng)
như trước nữa. Việc xã hội chấp nhận sửdụng tiền giấy mặc dù giá trịthực của nó thấp
hơn nhiều so với giá trịmà nó đại diện là vì tiền giấy được quy định trong luật là phương
tiện trao đổi, vì mọi người tin tưởng vào uy tín của cơquan phát hành (tức NHTW), và vì
6Để phân biệt hai loại tiền này, các nhà kinh tế gọi tiền vàng và tiền giấy có khả năng đổi ngược ra vàng là
tiền cứng (hard money) còn tiền giấy không đổi được ra vàng là tiền mềm (soft money).
7Trên thực tế, NHTƯ đưa tiền ra lưu thông bằng cách mua một lượng chứng khoán hoặc hàng hoá. Như
vậy lượng tiền đưa ra lưu thông được đảm bảo bằng lượng hàng hoá hay chứng khoán đó, đến lượt chứng
khoán lại được đảm bảo bởi số hàng hoá mà người phát hành chứng khoán dùng tiền bán chứng khoán để
mua. Điều này làm cho tiền giấy thực tế được đảm bảo bằng lượng hàng hoá nhất định. NHTƯ có thể thu
hồi lại tiền giấy đã in ra bằng cách bán số hàng hoá hay chứng khoán mà nó nắm giữ. Có sự khác nhau giữa
hành vi mua của các chủ thể kinh tế với hàng vi mua của NHTƯ. Với các chủ thể kinh tế mua thì sẽ tiêu
dùng mất đi, còn với NHTƯ thì mua rồi để đó để còn chuộc lại tiền giấy đã in ra. Như vậy, nếu NHTƯđảm
bảo rằng số hàng hoá hay chứng khoán mà nó mua bằng cách in tiền giấy có thể bán đi để thu hồi lại đủ số
tiền giấy nó đã in ra thì giá trị của tiền giấy vẫn được đảm bảo.