DANH MỤC TÀI LIỆU
Thì tương lai hoàn thành ( phần 2)
Thì tương lai hoàn thành ( phần 2)
Cùng tiếp tục tìm hiểu các dấu hiệu của thì tương lai hoàn thành các bạn nhé!
II- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT THÌ TƯƠNG LAI HOÀN THÀNH
1. Dùng để diễn tả một hành động hay sự việc hoàn thành trước một thời điểm
trong tương lai.
Ví dụ:
- I will have finished my homework before 9 o’clock this evening. (Cho đến trước
9h tối nay tôi sẽ hoàn thành xong bài tập về nhà rồi.)
Ta thấy “9h tối nay” là một thời điểm trong tương lai và “việc bài tập về nhà” sẽ
được hoàn thành trước thời điểm này nên ta sử dụng thì tương lai hoàn thành.
2. Dùng để diễn tả một hành động hay sự việc hoàn thành trước một hành động hay
sự việc khác trong tương lai.
- Hành động, sự việc hoàn thành trước sẽ chia thì tương lai hoàn thành. Hành động,
sự việc xảy ra sau sẽ chia thì hiện tại đơn.
Ví dụ:
- I will have made the meal ready before the time you come tomorrow. (Ngày mai
tôi đã chuẩn bị bữa ăn sẵn sàng trước khi bạn đến ngày mai.)
Ta thấy có hai sự việc sẽ xảy ra trong tương lai: “chuẩn bị bữa ăn” và “bạn đến”.
Việc “chuẩn bị bữa ăn” sẽ được hoàn thành trước việc “bạn đến” nên ta sử dụng thì
tương lai hoàn thành. Việc xảy ra sau “bạn đến” sẽ chia thì hiện tại đơn.
Thì tương lai hoàn thành (Future perfect tense) (phần 2)
III- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT THÌ TƯƠNG LAI HOÀN THÀNH
Trong câu có các cụm từ sau:
- by + thời gian trong tương lai
- by the end of + thời gian trong tương lai
- by the time …
- before + thời gian trong tương lai
Ví dụ:
- By the end of this month I will have taken an English course. (Cho tới cuối tháng
này thì tôi đã tham gia một khóa học Tiếng Anh rồi.)
IV- CÁCH THÀNH LẬP ĐỘNG TỪ PHÂN TỪ HAI
1. Động từ theo quy tắc ta thêmed” vào sau động từ.
Ví dụ: wach – watched stop stopped
* Những chú ý khi thêm “ed” vào sau động từ:
- Thông thường ta thêm “ed” vào sau động từ.
- Ví du: watch watched turn turned want wanted
* Chú ý khi thêm đuôi “-ed” vào sau động từ.
+ Động từ tận cùng là “e” -> ta chỉ cần cộng thêmd”.
Ví dụ: type – typed smile smiled agree agreed
+ Động từ có MỘT âm tiết, tận cùng là MỘT phụ âm, trước phụ âm là MỘT
nguyên âm -> ta nhân đôi phụ âm cuối rồi thêm-ed”.
Ví dụ: stop – stopped shop shopped tap tapped
NGOẠI LỆ: commit – committed travel travelled prefer - preferred
+ Động từ tận cùng là “y”:
- Nếu trước “y” là MỘT nguyên âm (a,e,i,o,u) ta cộng thêm “ed”.
Ví dụ: play – played stay - stayed
- Nếu trước “y” là phụ âm (còn lại ) ta đổi “y” thành “i + ed”.
Ví dụ: study – studied cry cried
2. Động từ bất quy tắc.
Một số động từ bất quy tắc ta không thêm đuôi “ed” vào sau động từ (ta có thể học
thuộc trong bảng động từ bất quy tắc cột 3.
Ví dụ: go – gone see seen buy - bought
thông tin tài liệu
Bài viết hướng dẫn thì tương lai hoàn thành (p2)
Mở rộng để xem thêm
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×