DANH MỤC TÀI LIỆU
Thư lãnh đạo của Hòa Nhân
LỜI GIỚI THIỆU
Người lãnh đạo cần những tố chất gì? Anh ta cần có tầm nhìn? Tài thuyết
phục người khác? Khả năng quyết định đúng đắn và dứt khoát? Biết đối
nhân xử thế hợp lý, thu hút được hiền tài? Cách giải quyết, xử lý vấn đề
thấu đáo? Hay dũng khí đối đầu với khó khăn và nghịch cảnh?... Thực ra,
để là một nhà lãnh đạo giỏi, anh ta cần tổng hòa tất cả các yếu tố đó. Hiện
nay có rất nhiều cuốn sách về lãnh đạo nhưng nếu để nói về sự tổng hòa
như trên, tôi tìm thấy đầy đủ những bí quyết để là một nhà lãnh đạo hoàn
hảo trong Tứ thư lãnh đạo.
Lấy cảm hứng từ Tứ thư, bộ sách kinh điển trong kho tàng tri thức của
nhân loại, tác giả Hòa Nhân cho ra đời bộ sách Tứ thư lãnh đạo. Bộ sách
này xứng đáng là sách gối đầu giường cho những nhà lãnh đạo. Bốn tập
sách bao gồm “Thuật lãnh đạo”, “Thuật dụng ngôn”, “Thuật xử thế” và
“Thuật quản trị” cung cấp kiến thức về bốn yếu tố rường cột để tạo nên một
nhà lãnh đạo xuất sắc. “Thuật lãnh đạo” sẽ giúp bạn có được tố chất của
một người lãnh đạo giỏi. “Thuật dụng ngôn” sẽ giúp bạn trở thành một
người lãnh đạo có tài ăn nói, diễn thuyết, phản biện, từ đó thu phục được
nhân tâm và làm nên việc lớn. “Thuật xử thế” sẽ mang lại cho bạn đầy đủ
kỹ năng để quản lý nhân viên, đối nhân xử thế, mở rộng mạng lưới quan hệ.
Và cuối cùng “Thuật quản trị” sẽ hướng dẫn bạn cách nhìn người, dùng
người, cách sử dụng nhân tài sao cho hiệu quả nhất.
Dù bạn có đang là lãnh đạo hay không, miễn là bạn đang khao khát
thực hiện ước mơ sự nghiệp của mình, tôi khuyên bạn nên đọc bộ sách này
để con đường sự nghiệp của bạn luôn suôn sẻ, tránh được những vấp váp,
trắc trở và gặt hái thành công. Khi đọc sách, bạn hãy nghiền ngẫm kỹ
những sách lược, đọc thật chậm những lời khuyên, phân tích rõ ràng những
ví dụ thực tế và khéo vận dụng những kinh nghiệm mà tác giả đã đưa ra vào
công việc hàng ngày của mình.
Giản dị nhưng sâu sắc, đơn giản nhưng đầy đủ, tôi tin đây là bộ sách
cẩm nang cho các nhà lãnh đạo và những người sẽ trở thành lãnh đạo.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Trương Gia Bình
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn FPT
LỜI NÓI ĐẦU
Nhân tố cốt lõi của quản lý là con người. Cho dù thời đại có thay đổi, thì
việc quản lý vẫn bắt đầu từ “quản lý con người” và hướng tới quản lý tổng
thể một cách toàn diện, trong đó quản lý con người, dùng người, phát huy trí
tuệ của người khác luôn đóng vai trò quan trọng giúp nhà lãnh đạo có được
thành công. Lãnh đạo luôn phải đối diện với một tập thể bao gồm những
người quản lý cấp trung và nhân viên cấp dưới. Mục tiêu của quản lý là duy
trì sự thống nhất nội bộ và tiếp tục phát triển. Để thực hiện được mục tiêu
chung, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải nhận biết và khai thác được năng lực tiềm
ẩn của nhân viên, phát huy mặt mạnh của mỗi người, phân công công việc
hợp lý, biết tuyển dụng và giữ được nhân tài. Tuy nhiên, để có thể rèn luyện
được năng lực quản lý hiệu quả, cần dựa vào tư tưởng quản lý trong “Thuật
quản trị” kết hợp với kinh nghiệm của bản thân, tiến dần từng bước, tích
tiểu thành đại, thì nhất định sẽ thành công.
Công việc quản lý của người lãnh đạo có nhiều tầng bậc khác nhau,
bậc đầu tiên là xây dựng chế độ quản lý để mọi người đều phải tuân theo;
bậc tiếp theo là khiến cho ai nấy cũng đều phải chăm chỉ cần cù; bậc cao
hơn nữa là tạo dựng uy quyền, mệnh lệnh đưa ra phải được chấp hành; tiếp
nữa là làm gương cho cấp dưới khiến mọi người đồng tâm nhất trí; cuối
cùng là quản lý theo hình thức quản mà như không quản. Cũng giống như
một nước đi đúng đắn cứu cả ván cờ, một câu nói ấm áp đổi lại sự trung
thành, một đôi mắt tinh tường thu hút nhân tài, triết lý này tưởng chừng như
vô hình nhưng thực ra lại chính là con đường để đi đến thành công trong
quản lý.
Bồi dưỡng năng lực quản lý cho nhà lãnh đạo chia thành ba giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn nhân tài, bao gồm phát hiện, bồi dưỡng,
đào tạo, sử dụng, đề bạt và “giữ chân được” nhân tài. Trong quá trình đào
tạo, cần nhớ căn cứ vào vị trí công việc để đào tạo nhằm phát huy hết tài
năng của họ. Người lãnh đạo có con mắt tinh tường thường rất giỏi nhìn
người, nhìn mầm biết cây, không câu nệ, biết phát huy thế mạnh của từng
người.
Giai đoạn thứ hai là giai đoạn tự thân, bao gồm bồi dưỡng cho nhà
lãnh đạo về sự tín nhiệm, quan tâm yêu mến, thái độ khoan dung và uy
quyền đối với cấp dưới. Không có ai sinh ra đã có thể làm lãnh đạo, nhưng
có người
không có khí chất làm lãnh đạo, đó là bởi sự khác biệt về tính cách và khí
chất cá nhân biểu hiện trên phương diện “năng lực lãnh đạo”. Nhà lãnh
đạo thành công là người mang trong mình sức hút nhân cách rất đặc biệt,
họ khiến chúng ta cảm thấy rằng họ sinh ra để làm lãnh đạo. Đó chính là
mục tiêu cao nhất của giai đoạn rèn luyện thứ hai.
Giai đoạn thứ ba là giai đoạn song song, tức là rèn luyện hành vi cư
xử tương tác lẫn nhau giữa lãnh đạo và nhân viên trong tổ chức, bao gồm
khuyến khích, phê bình, kiểm tra, thưởng phạt, điều chỉnh và hợp tác. Tổ
chức có thể tràn trề sức sống hay không, có thể vượt qua khủng hoảng hay
không, có thể phát triển hay không, đều nhờ vào sự thành bại của giai đoạn
đào tạo này. Một môi trường làm việc tốt chưa hẳn đã giúp bạn phát triển,
nhưng có thêm một người lãnh đạo giỏi sử dụng nhân tài sẽ giúp bạn đến
được đỉnh cao của sự nghiệp.
Chương I:
NHÌN NGƯỜI
con mắt tinh tường để biết cách nhìn
người
Làm thế nào để có thể biết cách nhìn người? Trước hết, bạn
phải công bằng, chính trực, vô tư, không thiên vị.
Không nên căn cứ vào tướng mạo để đánh giá tài, đức.
Có thể nhận biết và đánh giá được bản chất con người qua
những điều nhỏ nhặt.
Dùng vật, dùng người phải hợp lý, nếu không sẽ khiến cho bảo
vật, nhân tài không những bị mai một, mà còn không phát huy được
tác dụng.
TƯỚNG MẠO XẤU ĐẸP KHÔNG LIÊN
QUAN TỚI TÀI NĂNG CAO THẤP
“Trông mặt mà bắt hình dong” là căn bệnh phổ biến tồn tại lâu nay trong xã
hội. Về điểm này, ngay từ thời Xuân Thu, Khổng Tử đã sớm nhận ra: “Bất
hữu Chúc chi nịnh, bất hữu Tống Triều chi mỹ, nan hồ miễn ư kim chi thế
hỹ” (Nếu quan đại phu họ Chúc không có tài ăn nói và công tử Triều nước
Tống không có tướng mạo đẹp, thì khó mà được lưu danh đến ngày nay).
Chúc Đà là quan đại phu nước Vệ, có tài khéo ăn khéo nói, khéo nịnh nên
được Vệ Linh Công trọng dụng. Tống Triều là công tử quý tộc nước Tống,
thông tin tài liệu
Giản dị nhưng sâu sắc, đơn giản nhưng đầy đủ, tôi tin đây là bộ sách cẩm nang cho các nhà lãnh đạo và những người sẽ trở thành lãnh đạo.Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc chính là cuốn sách này.
Mở rộng để xem thêm
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×