ngày càng nặng hơn. Chỉ chưa đầy một tuần, hoại tử lan ra cả bàn chân.
Bà lên Bệnh viện Tỉnh Thanh Hóa khám, bác sĩ chẩn đoán tiểu đường vì xét
nghiệm đường huyết quá cao. Bà Gái được giới thiệu ra thẳng bệnh viện Nội tiết
Trung ương.
Bà Gái ra đến bệnh viện lúc 7h sáng chờ vào khám. Khi khám cho bà Gái các bác
sĩ đã chỉ định mổ cấp cứu ngay chiều hôm đó.
Để phòng ngừa biến chứng, người bệnh tiểu đường cần chú ý một số lưu ý như
sau:
1. Ổn định đường máu
Người bệnh nên kiểm tra đường huyết mỗi ngày nên giới hạn trong 80-110mg%.
Nên tập thể dục, dùng thuốc hạ đường liên tục và đều đặn, tái khám với bác sĩ điều
trị và kiểm tra nồng độ đường máu định kỳ.
2. Tuân thủ chế độ ăn kiêng
Nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt, tránh các món ăn nhiều đường,
nhiều mỡ, rượu, đồ uống có gas, thuốc lá… Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi,
chất tinh bột, chất xơ…
3. Uống nhiều nước
Người mắc bệnh đái tháo đường thường tiểu nhiều nên hay mất nước. Vì vậy, cần
uống nhiều nước hơn 2 lít nước/ngày để bù đắp lượng nước thiếu hụt.
4. Kiểm tra bàn chân mỗi ngày
Khi tắm, cần kiểm tra toàn bộ bề mặt da để phát hiện sớm bất kỳ tổn thương nào ở
bàn chân như vết thương, trầy xước, vết loét, cục chai, mắt cá, mụn cóc, móng
quặp, phồng nước...
Mỗi tối trước khi đi ngủ người bệnh nên dành từ 15-20 phút để chăm sóc đôi bàn
chân của mình, bằng việc xoa bóp các đầu ngón chân, bàn chân, giúp các mạch
máu lưu thông dễ dàng, giảm cảm giác phù nề, tê mỏi. Nên chọn các loại giày, dép