Bệnh trào ngược dịch mật ít xảy ra ở những người khỏe mạnh mà thường gặp ở những
trường hợp sau đây:
- Người gặp biến chứng sau phẫu thuật cắt dạ dày: Sau khi phẫu thuật cắt dạ dày, hoạt
động mở đóng van môn vị bị ảnh hưởng gây nên hiện tượng đóng không khít dẫn đến
dịch mật và axit có thể trào ngược lên trên.
- Người bị loét dạ dày tá tràng: Những tổn thương do loét dạ dày tá tràng làm trương lực
cơ của van môn vị yếu đi, dẫn đến hiện tượng trào ngược dịch mật.
Đồng thời, thức ăn ứ đọng lâu ngày trong dạ dày cũng làm tăng áp lực lên cơ thắt dưới
thực quản, khiến dịch mật trào ngược lên thực quản.
- Người phẫu thuật túi mật: Ở những người đã phẫu thuật cắt bỏ túi mật, ví dụ như viêm
túi mật cấp tính, sỏi túi mật, viêm teo túi mật, u túi mật cũng có thể xảy ra trào ngược
dịch mật.
3. Trào ngược dịch mật gây ung thư như thế nào?
Bệnh trào ngược dịch mật khiến cho lớp nhầy dính giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi
những tác động ăn mòn của axit trong dạ dày bị tổn hại nghiêm trọng. Sự kết hợp của mật
và axit trào ngược có thể gây ra những biến chứng bao gồm:
- Biến chứng gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Gần đây, các nhà khoa học phát
hiện ra mối liên hệ giữa trào ngược dịch mật và trào ngược dạ dày thực quản mà biểu
hiện là chứng ợ nóng gây kích ứng và viêm mô thực quản.
- Biến chứng gây Barrett: Barrett là tình trạng mà trong đó màu sắc và thành phần các tế
bào lót ở vùng thấp thực quản thay đổi do tiếp xúc lặp đi lặp lại với axit dạ dày. Các tế
bào thực quản bị viêm có nguy cơ cao trở thành ung thư.