6
1.3. Sự khác nhau giữa thi đua và cạnh tranh
Thi đua xuất hiện cùng với sự ra đời của chế độ xã hội chủ nghĩa, nó đã
xóa bỏ sự bóc lột, giải phóng lao động, thiết lập quyền lực lao động, đưa người
nông dân lên nắm chính quyền. Trong khi đó khái niệm cạnh tranh chỉ xuất hiện
khi xuất hiện nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, nhiều ngành
nghề khác nhau nhằm mục tiêu thủ tiêu đối thủ cạnh tranh giành thắng lợi về
mình, nhằm chiếm lĩnh thị phần trên thị trường. Thi đua đã trở thành động lực
mạnh mẽ đối với sự tiến bộ xã hội, trở thành một phương tiện rất quan trọng để
củng cố kỷ luật lao động và phát huy tính tích cực, sáng tạo của người lao động
khác với cạnh tranh chỉ là sự đấu tranh của những cá nhân riêng lẻ, còn thi đua
không những là thi đua của những cá nhân riêng lẻ hoạt động cho những người
sở hữu riêng mà nó còn là thi đua của các thành viên trong tập thể sản xuất, giữa
các bộ phận với nhau vì mục đích chung của doanh nghiệp. Mục đích của thi
đua là nâng cao năng suất lao động, nâng cao tính tổ chức và kỷ luật, tiết kiệm
các nguồn lực và cuối cùng là phục vụ lợi ích của người lao động. Thi đua được
tiến hành công khai trước người lao động, trước các tập thể sản xuất. Thi đua
đảm bảo được các lợi ích công bằng cho người lao động. Trong khi đó cạnh
tranh là những chiến lược ngầm, không công khai nhằm mục đích thủ tiêu đối
thủ cạnh tranh. Đó chính là những điểm khác nhau căn bản giữa thi đua với cạnh
tranh.
2. Bản chất và chức năng của thi đua
2.1. Bản chất
Từ những khái niệm trên ta thấy được rằng: Bản chất của thi đua là do chế
độ xã hội quyết định và trong mỗi giai đoạn phát triển của xã hội thì thi đua lại
có thêm những nét mới. Mỗi một hình thức mới của thi đua phải được kết hợp
một cách tốt hơn những kinh nghiệm trước đó với sự tiến bộ của xã hội và
không ngừng nâng cao phong trào thi đua lên một trình độ cao hơn. V.I.Lênin đã
nói: “Tính tiên tiến là ưu việt mà không được vận dụng là vô nghĩa. Tổ chức thi
đua phải chiếm một vị trí quan trọng trong nhiệm vụ kinh tế của chính quyền xô
viết…”. Hồ Chí Minh cũng đã nói: “Thi đua là một cách rất tốt, rất thiết thực để