Giữa nguồn nhân lực và kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ chịu sự tác dọng
lẫn nhau. Những nước chậm phát triển có tốc độ phát triển nguồn nhân lực cao
hơn cả, đây chính là một thách thức lớn đối với những nước này trong quá trình
phát triển đặc biệt là trong giai đoạn đầu.
Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực phản ánh trình độ phát triển của
quốc gia đó. Khi một quốc gia có nguồn nhân lực có chất lượng cao thì quốc gia đó
có nền kinh tế xã hội phát triển.Ngược lại khi một quốc gia có chất lượng đội ngũ
lao động ở mức thấp thì nền kinh tế xã hội không thể phát triển cao.
1.1.3. Vai trò của nguồn nhân lực nông thôn trong quá trình công
nghiệp hoá ở nước ta.
a- Phát triển nguồn nhân lực nông thôn sẽ tận dụng được tối đa nguồn
lao động dồi dào và ngày một gia tăng, phát huy vai trò tiềm năng con người ở
nông thôn.
Thực tiễn trong những năm qua cho thấy bất cứ đâu, khi nào các địa
phương có biện pháp tích cực tận dụng nguồn nhân lực dư thừa ở nông thôn vào
sản xuất như mở mang nghành nghề, dịch vụ, đầu tư cho thâm canh... thì GDP
sẽ tăng nên, nền kinh tế sẽ phát triển và đời sống của nhân dân ở địa phương đó
được nâng nên một bước, bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới.
b- Phát triển nguồn nhân lực nông thôn sẽ khai thác được tối đa các
nguồn lực quan trọng còn tiềm ẩn trong khu vực kinh tế nông thôn.
Nông thôn nước ta còn rất nhiều tiềm năng như khoáng sản, đất đai,rừng,
ngành nghề truyền thống. .Phát huy nguồn nhân lực nông thôn là nhân tố quyết
định để biến những tiềm năng ấy thành hiện thực.
c- Phát triển nguồn nhân lực nông thôn sẽ thúc đẩy phát triển nông
nghiệp và thực hiện được vấn đề cơ bản của nông thôn, nông nghiệp là chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH-HĐH.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH-HĐH là quá trình
chuyển đổi hẳn cơ cấu kinh tế nông thôn từ độc canh cây lúa đơn ngành sang đa
ngành. Đó là quá trình biến đổi từ kiểu kinh tế nông nghiệp thủ công nghiệp