5
- Tinh thần nhân nghĩa và truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái
trong khó khăn, hoạn nạn.
- Truyền thống lạc quan yêu đời, niềm tin vào chính mình, tin vào sự tất
thắng của chân lý và chính nghĩa dù phải vượt qua muôn ngàn khó khăn, gian
khổ.
- Truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi, mở
rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hoá bên ngoài làm giàu cho văn hoá Việt Nam.
Trước 1911, gia đình, quê hương, đất nước đã chuẩn bị đầy đủ hành trang
yêu nước để Người ra đi tìm đường cứu nước.
1.2. Tinh hoa văn hoá nhân loại
Kết hợp các giá trị truyền thống của văn hoá phương Đông với các thành
tựu của văn minh phương Tây - đó chính là nét đặc sắc trong quá trình hình
thành nhân cách và văn hoá Hồ Chí Minh.
Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã được trang bị và hấp
thụ nền Quốc học và Hán học khá vững vàng, chắc chắn. Trên hành trình cứu
nước, Người đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, vốn sống, vốn kinh nghiệm
để làm giàu tri thức của mình và phục vụ cho cách mạng Việt Nam.
- Văn hoá phương Đông: Người đã tiếp thu tư tưởng của Nho giáo, Phật
giáo, và tư tưởng tiến bộ khác của văn hoá phương Đông.
Nho giáo là học thuyết về đạo đức và phép ứng xử, triết lý hành động, lý
tưởng về một xã hội đức trị. Đặc biệt Nho giáo đề cao văn hoá, lễ giáo và tạo ra
truyền thống hiếu học trong dân. Đây là tư tưởng tiến bộ hơn hẳn so với các học
thuyết cổ đại. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng phê phán Nho giáo có những tư
tưởng tiêu cực như bảo vệ chế độ phong kiến, phân chia đẳng cấp (quân tử và
tiểu nhân), trọng nam khinh nữ.