.
6 Hành trình biến thương hiệu...
dành nhiều năm nghiên cứu hàng trăm thương hiệu
(tại Mỹ), lọc ra gần 10 thương hiệu nổi bật nhất để
đề nghị một phương pháp mới. Ông đã dựa vào các
lý thuyết về văn hoá để xác định rõ đường nét chung
của các thương hiệu biểu tượng. Tiếp đó chọn những
trường hợp thương hiệu biểu tượng có thể giúp xây
dựng một mô hình chiến lược thương hiệu mới gọi
là Phả hệ luận thương hiệu hay còn gọi là “chiến
lược xây dựng thương hiệu văn hoá”. Ông chọn ra
những thương hiệu có cách kể chuyện hay chứ
không phải từ hiệu quả hoạt động của sản phẩm.
Quy luật được rút ra là các thương hiệu mang tính
biểu tượng không tập trung sức lực vào đề cao các
căn tính của mình mà dùng truyền thông kết hợp với
sản phẩm của mình để giải quyết một vấn đề căn
tính của xã hội trong một thời kì xác .
Sử dụng hệ quy chiếu là xã hội Mỹ những năm
1950-1990 và các thương hiệu đã trở thành biểu tượng
là Coca Cola, Mountain Dew, ESPN, Harley Davidson
và Budweiser, tác giả đã xây dựng nên hệ thống cây
phả hệ công phu để phân tích lý do thành công của mỗi
thương hiệu này ứng với một giai đoạn quan trọng
trong lịch sử nước Mỹ. Với Coca Cola, là sự tự hào và
đoàn kết dân tộc những năm 1950, sau cuộc chiến
tranh thế giới thứ II; Mountain Dew giải quyết vấn đề
căn tính cho một thế hệ lao động Mỹ