Phân loại đầu tư dài hạn
1. Xét trên phương diện hiệu quả kinh tế xã hội ở tầm vĩ mô
Người ta chia đầu tư dài hạn thành các loại như sau:
-Đầu tư tăng trưởng thuần túy: đó là loại đầu tư mà mục đích của nó chỉ là nhằm gia tăng
lợi nhuận ròng của bản thân nhà đầu tư mà không làm tăng giá trị ròng cho xã hội. Kết
quả của quá trình đầu tư này là sự dịch chuyển đơn thuần giá trị giữa các nhà đầu tư, vì
vậy loại đầu tư này còn gọi là đầu tư dịch chuyển.
Ví dụ: đầu tư mua bán đất, đầu tư mua bán cổ phiếu…
-Đầu tư phát triển: là loại đầu tư mà kết quả của nó không chỉ làm gia tăng lợi nhuận ròng
cho nhà đầu tư mà còn làm gia tăng giá trị xã hội. Loại đầu tư này còn bao hàm cả hoạt
động đầu tư mà trong đó lợi ích xã hội được đặt lên hàng đầu ví dụ như: đầu tư cho y tế,
giáo dục, bảo vệ môi trường, xóa đói giảm nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng, xã hội…
2. Phân theo nội dung kinh tế
Đầu tư dài hạn của 1 doanh nghiệp bất kỳ được chia làm 3 loại:
-Đầu tư vào lực lượng lao động: đây là hình thức đầu tư nhằm gia tăng số lượng, chất
lượng nguồn lao động của 1 doanh nghiệp thông qua các chương trình nhân sự.
-Đầu tư vào tài sản cố định: đây là loại đầu tư nhằm mục đích mở rộng quy mô hoạt
động, nâng cao trình độ của các loại tài sản cố định thông qua các hoạt động mua săm,
xây dựng cơ bản.
-Đầu tư vào tài sản lưu động: đây là loại đầu tư nhằm gia tăng nguồn vốn hoạt động
thông qua việc sử dụng 1 phần vốn dài hạn để bổ sung và mở rộng quy mô vốn lưu động
ròng (NWC) cho doanh nghiệp.
3. Phân loại theo mục tiêu đầu tư
Theo cách phân loại này, người ta chia đầu tư dài hạn thành các loại sau:
-Đầu tư mới: là hình thức đầu tư mà trong đó toàn bộ vốn đầu tư của chủ đầu tư được sử
dụng để xây dựng 1 cơ sở kinh doanh hoàn toàn mới có tư cách pháp nhân riêng.
-Đầu tư bổ sung thay thế: là hình thức đầu tư mà vốn đầu tư được dùng để trang bị thêm
hoặc thay hế cho những tài sản cố định hiện có của 1 doanh nghiệp đang hoạt động mà
không làm hình thành nên 1 doanh nghiệp mới độc lập với doanh nghiệp cũ.
1