Trang 1
A. PHẦN LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ XE GẮN MÁY
1. Lịch sử và xu hướng phát triển.
a. Lịch sử.
Năm 1860 kĩ sư người Pháp tên là Giăngêchiên Lơnoa, chế tạo thành công động cơ đốt trong. Ngay từ
ngày ấy, con người đã có ý muốn gắn động cơ vào xe hai bánh (tiền thân của xe đạp ngày nay). Tuy
nhiên động cơ của Lơnoa chạy bằng khí nhiên liệu có kích thứơc và nặng nên không thể đặt lên động cơ
2 bánh được.
Năm 1885, kĩ sư người Đức tên là Gốtlip Dămle cùng với MâyBách chế tạo thành công động cơ đốt
trong chạy xăng tốc độ tới 800 vòng/phút, công suất 8 mã lực và kích thước vào khoảng 1/10 động cơ
của Lơnoa. Thành công này mở đầu cho khả năng sử dụng động cơ đốt trong vào xe 2 bánh.
Ngay từ năm 1870, kĩ sư người Pháp là Perô đã làm được chiếc xe máy đầu tiên có động cơ hơi nước
chạy bằng cồn
Nhờ có động cơ của Gốtlip Dămle, năm 1885 người Đức đã gắn được động cơ đốt trong vào xe 2
bánh.
Từ năm 1887, nước Đức và Anh đều sản xuất xe máy.
b. Xu hướng phát triển.
Đầu thế kỉ 20, xe máy được dùng nhiều nhất trên thế giới, nhất là các nước châu Âu với những kiểu xe
đẹp và hiện đại.
Nhật Bàn là nước sản xuất xe máy nổi tiếng nhất thế giới. Ở Việt Nam đang lưu hành rất nhiều loại xe
mang thương hiệu Nhật Bản, Trung Quốc…..
Tại Việt Nam đã có công ty liên doanh lắp ráp và sản xuất xe máy.
Xe máy luôn được cải tiến về mặt kinh tế, kĩ thuật, mĩ thuật như kiểu dáng xe thay đổi sao cho phù
hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Động cơ ngày càng được hoàn thiện, được chế tạo gọn, nhẹ, bền, đẹp và hiệu xuất cao.
Các bộ phận cũng được hoàn thiện về tính năng và kĩ thuật, kết cấu, mĩ thuật……
2. Phân loại
Xe máy được phân loại chủ yếu dựa vào động cơ, ngoài ra còn dựa và các đặc điểm khác của xe máy:
- Theo thể tích (dung tích) xi lanh: Xe có thể tích xi lanh 50, 70, 90, 100, 125, 150…. Thường được
gọi là xe phân khối 50cc, 70cc…. Xe 100cc trở xuống thì được gọi là xe phân khối nhỏ, trên 100cc gọi
là xe phân khối lớn.
- Theo hành trình của Pitông: Xe 2 kì và xe 4 kì.
- Theo số xilanh của động cơ: Xe 1 xilanh( xe 1 động cơ), Xe 2 xilanh( xe 2 động cơ). Nhận biết bằng
số buri hoặc ống giảm thanh.
- Theo vị trí của xilanh: Nếu trục xilanh đặt gần đứng thì gọi là xe máy đứng, nếu trục xilanh đặt gần
nằm ngang thì gọi là xe máy nằm.
- Theo kết cấu khung xe và kiểu dáng xe: Xe nam và xe nữ.
- Theo hệ thống truyền động: Xe số và xe ga.
3. Cấu tạo của xe máy.
- Xe máy có các hệ thống chính sau: Động cơ - Hệ thống nhiên liệu - Hệ thống bôi trơn - Hệ thống làm
mát - Hệ thống điện - Hệ thống truyền động - Hệ thống điều khiển -Hệ thống di động.
- Các bộ phận và chi tiết của xe máy
Nhìn từ trên xuống, đầu xe máy có các bộ phận chính sau: