CÂU HỎI: Đồng chí nhận thức như thế nào sau khi được bồi dưỡng các chuyên đề kiến
thức QP-AN? Liên hệ trách nhiệm, hành động của bản thân trong thời gian tới.
BÀI LÀM
Lớp học bồi dưỡng các chuyên đề kiến thức QP-AN nhằm quán triệt và bồi dưỡng quan
điểm, đường lối của Đảng về Quốc phòng và an ninh, nâng cao nhận thức cho CB-GV
nhiệm vụ Quốc phòng và an ninh.Tình hình an ninh, chính trị quốc tế, khu vực và trong
nước hiện nay để mỗi CBGV nâng cao trách nhiệm và ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Các chuyên đề trong khóa học rất thiết thực, phù hợp với đât nước trong tình hình mới.
Trong đó, tôi quan tâm nhất là Quan điểm, chủ trương của Đảng CSVN về an ninh quốc gia
và xây dựng thế trận an ninh nhân dân trong tình hình mới.
Xin trình bày nhận thức của mình về vấn đề này như sau:
A. NHẬN THỨC
Gắn bó mật thiết với nhân dân là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Đảng.
Trong lãnh đạo đường lối bảo vệ an ninh, trật tự, nguyên tắc này được cụ thể hóa thành định
hướng chiến lược: xây dựng “thế trận an ninh nhân dân”. Để thực hiện hiệu quả đường lối,
chủ trương về xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân, lực lượng công an
cần tập trung thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp.
Có thể thấy, nhận thức lý luận, tư tưởng, quan điểm của Đảng về xây dựng thế trận an ninh
nhân dân được bổ sung, phát triển ngày càng hoàn thiện, với những nội dung cơ bản:
(1) Xây dựng thế trận an ninh nhân dân, nền an ninh nhân dân là nhiệm vụ trọng yếu,
thường xuyên của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực
tiếp của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước.
(2) Thế trận an ninh nhân dân của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân được xây dựng, củng
cố theo hướng toàn dân, toàn diện, trên nền tảng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh và sự
ổn định, phát triển bền vững của mọi mặt đời sống xã hội.
(3) Phát huy sức mạnh vật chất (tiềm lực kinh tế), sức mạnh tinh thần (tiềm lực văn hóa - xã
hội), sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế, yếu tố truyền thống với yếu
tố hiện đại, nội lực với ngoại lực để xây dựng, củng cố thế trận an ninh nhân dân.
(4) Lực lượng nòng cốt tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền xây dựng, củng cố thế
trận an ninh nhân dân là công an, có trách nhiệm tham mưu với Đảng, Nhà nước ban hành
chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an
ninh nhân dân; phối hợp với các ban, bộ, ngành, địa phương phát động phong trào Toàn dân
bảo vệ an ninh Tổ quốc; xây dựng, triển khai các đề án, phương án, kế hoạch, bố trí lực
lượng bảo đảm an ninh trên các tuyến, địa bàn, lĩnh vực nhằm chủ động phòng ngừa, đấu
tranh với các hoạt động xâm phạm an ninh, trật tự của đất nước.
(5) Kết hợp thế trận an ninh nhân dân với thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận lòng dân
trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, thế trận lòng dân là nền tảng vững chắc để xây
dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.
Thể chế hóa quan điểm của Đảng về thế trận an ninh nhân dân, Luật An ninh quốc gia năm
2004, Điều 3, Khoản 10 quy định: “Thế trận an ninh nhân dân là việc tổ chức, bố trí lực
lượng bảo vệ an ninh quốc gia và các nguồn lực cần thiết để chủ động bảo vệ an ninh quốc