dùông chưa thể phân định chính xác về nguồn gốc cũng như bản chất kinh tế
- xã hội của các giai cấp nhưng đây là một đóng góp mới của ông đối với
kho tàng tri thức nhân loại về xã hội nói chung, về tư tưởng xã hội chủ nghĩa
nói riêng. Ông tự tuyên bố là phát ngôn của giai cấp cần lao và giải phóng
giai cấp ấy là mục đích cuối cùng của những nỗ lực màông thực hiện trong
cuộc đời. Ông cũng chỉ ra tính chất nửa vời, thiếu triệt để và không vì lợi ích
của nhân dân laođộng của cuộc Các mạng Pháp 1798, nên theo ông cần có
một cuộc cách mạng mới, một cuộc “tổng cách mạng”. Để thực hiện cuộc
cách mạng mới đó, ông chủ trương phải bằng “con đường bình yên chung”,
mặc dù thời trẻông từng cống hiến sức lực của mình cho cuộc kháng chiến
chông xâm lược của những người anh em ở Bắc Mỹ. Quan niệm của ông về
chếđộ sở hữu của xã hội tương lai cũng chứa đựng một sự mâu thuẫn. Một
mặt ông cho rằng, trong xã hội ấy, chếđộ sở hữu phải được tổ chức sao cho
có lợi nhất cho toàn xã hội.Nhưng mặt khác, ông lại không chủ trương xoá
bỏ chếđộ tư hữu, mà chỉ cố gắng xoá bỏ sự phân hoá giàu nghèo một cách
quáđáng, thông qua và bằng cách thực hiện chếđộ tư hữu một cách phổ biến.
Còn Sáclơ Phuriê, sinh ra và lớn lên trong một gia đình thương gia
không mấy suôn sẻ trong việc buôn bán, ông sớm được tiếp xúc với thương
trường của xã hội tư bản phát triển. Là một người không được học hành đến
nới đến chốn, nhưng bù lại ông có một trí thông mình tuyệt vời. Tinh tế
trong quan sát, sắc sảo trong nhận xét đánh giá, ông nắm rất vững phép biện
chứng trong quan sát, phát hiện và phân tích vấn đề và sử dụng tài tình
nguyên tắc antinomi trong trình bày các quan niệm về xã hội... Đó làđặc thù
trong nhân cách của Phuriê. Ngay từ khi chủ nghĩa tư bản đang trong buổi
bình minh của tự do cạnh tranh, ông đã phát hiện ra tình trạng vô chính phủ
của nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa. Trong nền kinh tếấy, người lao động
2