Phần I
VÀI NÉT VỀ TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NHO
GIÁO VÀ MỘT SỐ NỘI DUNG TÍCH CỰC CỦA NÓ.
I. VÀI NÉT VỀ TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NHO GIÁO.
Nói đến Nho giáo thì việc đầu tiên không thể không nhắc
tới: đó là Khổng Tử. Người ta bình luận khen tặng Khổng Tử
ra sao đều không thể gọi là quá lời, trước đây hơn 2000 năm,
đại sử học gia Tư Mã Thiên khi đi thăm Khúc Phụ quê hương
của Khổng Tử từng cảm khái viết: “Khổng Tử áo vải, truyền
hơn 10 đời, được các học trò coi là tổng sư, từ thiên tử, vương
hầu đến thứ dân đều coi ông là bậc chí thánh”.
Năm1982, một học giả Mỹ viết “Hành vi cao quý và tư
tưởng lý luận đạo đức của Khổng Tử, không chỉ ảnh hưởng tới
Trung Quốc mà còn ảnh hưởng tưói trần nhân loại” Khổng Tử
là người nước Lỗ thời Xuân Thu tên là Khâu, tự là Trọng Ni.
Từ thiếu niên đến 30 tuổi, Khổng Tử chuyên cần học tập và
tập luyện nắm vững các tri thức về lễ nghi, âm nhạc, xạ tiễn,
ngự xạ, thư, số là sau ngành tri thức căn bản thời ấy. Sau đó
ông đi giảng dạy bốn phương, nghiên cứu học vấn trong vài
chục năm rồi san định, biên soạn các sách được đời sau gọi là
lục kinh như Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân Thu.
Khổng Tử sống trong thời kỳ thay đổi lớn, biến động lớn.
Từ lâu, thiên tử nhà Chu đã mất hết uy quyền, quyền lực rơi
vào tay các vua chư hầu, cục thể xã hội biến chuyển thay đổi
nhanh chóng, người ta mỗi người chọn cho mình những thái độ
sống khác nhau. Là một triết nhân thái độ của Khổng Tử hết
sức phức tạp, ông vừa hoài cổ, vừa sùng thượng đổi mới.
Trong tâm trạng phân vân, dần dần ông hình thành tư tưởng
lấy nhân nghĩa để giữ vững sự tồn tại chung và khai sáng hệ
thống tư tưởng lớn nhất thời Tiên Tần là học phái Nho giáo
tạo ảnh hưởng sâu sắc tới xã hội Trung Quốc.