Bµi tËp lín c¸ nh©n M«n: T
tëng Hå ChÝ Minh
hiện của một xã hội suy vong. Một trong những biểu hiện trái với nội dung Cần,
Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư đó là tệ quan liêu, tham ô, tham nhũng. Chính vì
vậy, muốn một xã hội phát triển phải chống tệ quan liêu, tham nhũng, cũng như giáo
dục mọi người phải thực hiện đức tính Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư.
II. Néi dung quan ®iÓm CÇn, KiÖm, Liªm, ChÝnh,
ChÝ c«ng v« t
cña Hå ChÝ Minh
1. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư :
Đức tính “cần, kiệm, liêm, chính, chÝ c«ng v« t ”, theo Hồ Chí Minh
là nền tảng của đời sống mới, là phẩm chất hàng đầu của đạo đức cách mạng.
Đây là những đức tính mà bản thân mỗi cán bộ, đảng viên lấy đó để điều chỉnh,
soi rọi, thực hiện trong mọi hoạt động. Cần kiệm, liêm, chính cũng là phẩm chất
của đạo đức truyền thống, nhưng được Bác Hồ đưa vào những nội dung theo
yêu cầu mới, khác cơ bản về đối tượng thực hiện. Trong chế độ phong kiến cũng
nêu những khái niệm cần, kiệm, liêm, chính, nhưng họ bắt nhân dân thực hiện
để phục vụ cho quyền lợi của họ, chứ giai cấp phong kiến không bao giờ thực
hiện. Còn đối với Bác Hồ, đề ra cần, kiệm, liêm, chính là bắt buộc cán bộ, đảng
viên phải làm gương thực hiện để nhân dân noi theo, đem lợi ích cho dân, cho
nước.
Tháng 3-1947, do nhu cầu “kháng chiến, kiến quốc” Bác kêu gọi thi đua xây
dựng “đời sống mới là cần, kiệm, liêm, chính” và giải thích rất rõ, dễ hiểu. Tháng 6-
1949, để tiếp tục răn dạy cán bộ về đạo đức, Bác viết tác phẩm “Cần, kiệm, liêm,
chính”. Bác coi bốn đức tính “cần, kiệm, liêm, chính” là những đức tính của người
cán bộ cách mạng, như trời có bốn mùa, đất có bốn phương. Bác viết:
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa thì không thành trời.
Thiếu một phương thì không thành đất.
Sinh viªn: NguyÔn TÊt Kh¸nh
Líp: §H QTKD – K12