http://www.ebook.edu.vn
6
2. Nhµ n−íc Céng hoµ x∙ héi chñ nghÜa ViÖt Nam
2.1. §Þnh h−íng chÝnh trÞ cña §¶ng vÒ x©y dùng Nhµ n−íc trong giai
®o¹n 5 n¨m 2006 – 2010.
( TrÝch B¸o c¸o §¹i héi §¶ng toµn quèc lÇn thø X....)
a. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm
nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là
thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của
các quy định trong văn bản pháp luật. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát
tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền.
Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Hoàn thiện cơ chế bầu cử
nhằm nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội; tăng hợp lý số lượng đại biểu chuyên
trách, phát huy tốt hơn vai trò của đại biểu và đoàn đại biểu Quốc hội. Tổ chức lại một
số Uỷ ban của Quốc hội; nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các
Uỷ ban của Quốc hội. Đổi mới hơn nữa quy trình xây dựng luật, giảm mạnh việc ban
hành pháp lệnh. Thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quyết định các vấn đề quan trọng của đất
nước và chức năng giám sát tối cao.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo
hướng xây dựng hệ thống cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại. Luật hoá
cơ cấu, tổ chức của Chính phủ; tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, bảo đảm tinh
gọn và hợp lý. Phân cấp mạnh, giao quyền chủ động hơn nữa cho chính quyền địa
phương, nhất là trong việc quyết định về ngân sách, tài chính, đầu tư, nguồn nhân lực,
thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Trung ương.
Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm
minh, bảo vệ công lý, quyền con người. Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020. Cải cách tư pháp khẩn trương, đồng bộ; lấy cải cách hoạt động xét
xử làm trọng tâm; thực hiện cơ chế công tố gắn với hoạt động điều tra. Xây dựng cơ chế
phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư
pháp.
Nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân, bảo
đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi
được phân cấp. Phát huy vai trò giám sát của hội đồng nhân dân. Tổ chức hợp lý chính
quyền địa phương, phân định lại thẩm quyền đối với chính quyền ở nông thôn, đô thị,
hải đảo.
Thực hiện các giải pháp nhằm chấn chỉnh bộ máy và quy chế hoạt động của cơ
quan, cán bộ, công chức. Cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức và đào tạo, bồi dưỡng
theo yêu cầu nâng cao chất lượng cả về năng lực và phẩm chất đạo đức. Thực hiện chế
độ trách nhiệm trong đề cử, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo theo hướng cấp trưởng giới
thiệu cấp phó, cấp sử dụng trực tiếp giới thiệu để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết
định. Có cơ chế kịp thời đưa ra khỏi bộ máy nhà nước những công chức không xứng
đáng, kém phẩm chất và năng lực.
b. Tích cực phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí
Toàn Đảng, toàn bộ hệ thống chính trị và toàn xã hội phải có quyết tâm chính trị
cao đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí. Bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, quy định về
quản lý kinh tế - tài chính, quản lý tài sản công, ngân sách nhà nước, các quỹ do nhân
dân đóng góp và do nước ngoài viện trợ; về thanh tra, giám sát, kiểm tra, kiểm kê, kiểm
soát. Đẩy mạnh cải cách hành chính; thực hiện cơ chế giám sát của nhân dân, thông qua
các đại diện trực tiếp và gián tiếp, đối với đảng viên, công chức, cơ quan, đơn vị. Bảo
đảm công khai, minh bạch các hoạt động kinh tế, tài chính trong các cơ quan hành