sản này giao lại cho gia đình bên chồng.
Đối với tài sản do hai người tạo ra cũng chia làm hai phần bằng nhau: một
phần dành cho vợ/chồng làm của riêng; một phần dành cho vợ/chồng chia
ra như sau: 1/3 dành cho gia đình nhà chồng/vợ để lo việc tế lễ; 2/3 dành
cho vợ/chồng để phụng dưỡng một đời, không được làm của riêng, khi
chết giao lại cho gia đình bên chồng. "Quốc triều hình luật" không nhắc tới
động sản, chỉ đề cập tới điền sản, theo Vũ Văn Mẫu: "Điểm này cũng dễ
hiểu vì trong một nền kinh tế trọng nông, các động sản khác chỉ là những
vật có ít giá trị". Song trong "Hồng Đức thiện chính thư" (điều 258-259) đã
không gạt hẳn các động sản ra ngoài thừa kế. "Đến như nhà cửa chỉ có
thể chia làm hai, người sống được một phần làm chỗ ở, người chết được
một phần làm nơi tế lễ". "Còn đến của nổi, phải để cung vào việc tế tự và
theo lệ dân trả nợ miệng, còn thừa bao nhiêu cũng chia cho vợ con". "Của
nổi" ở đây được hiểu là vàng, bạc, lụa, vải, thóc lúa, giường chiếu, đồ sứ,
mâm thau... Như vậy, pháp luật đã ghi nhận một cách bình đẳng sự đóng
góp của người vợ trong tài sản chung của vợ chồng và bảo vệ quyền sở
hữu hợp pháp đối với tài sản do hai vợ chồng làm ra.
Trong quyền thừa kế tài sản của cha mẹ để lại, pháp luật nhà Lê không
phân biệt con trai - con gái. Nếu cha mẹ mất cả thì lấy 1/20 số ruộng đất
làm phần hương hỏa, giao cho người con trưởng giữ, còn lại chia đều cho
các con (điều 388); "người giữ hương hỏa có con trai trưởng thì dùng con
trai trưởng, không có con trai trưởng thì dùng con gái trưởng" (điều 391).
"Ruộng hương hỏa giao cho con trai, cháu trai, nếu không có thì giao cho
cháu gái ngành trưởng".
Về việc áp dụng hình phạt "ngũ hình" (3), có sự phân biệt giữa đàn ông và
đàn bà: không áp dụng hình phạt "trượng" cho đàn bà và áp dụng riêng
từng loại tội "đồ" cho đàn ông và đàn bà (điều 1 - Quốc triều hình luật).
Tóm lại, bộ luật Hồng Đức có ý nghĩa rất lớn trong lịch sử chế độ phong
kiến Việt Nam. Pháp luật ấy về cơ bản được duy trì để thi hành ở những
thế kỷ sau, cho đến khi nhà Nguyễn ban hành bộ luật Gia Long thì uy tín,
tinh thần những điều khoản luật Hồng Đức vẫn còn sống trong dân gian.
Bộ luật ấy đã có những quy định tương đối tiến bộ, công nhận cho người
phụ nữ trong xã hội phong kiến một số quyền lợi và phần nào bảo vệ họ
đối với thái độ "trọng nam khinh nữ"... Có lẽ vì thế mà chúng ta mới thấy
xuất hiện trong lịch sử những Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Bà huyện
Thanh Quan... mạnh mẽ, mãnh liệt, khát khao bày tỏ tình cảm, mà cũng
sâu sắc, trầm lắng biết bao! Họ lên tiếng cho người phụ nữ. Họ đấu tranh
cho người phụ nữ... Và cho đến bây giờ, dưới thời đại Hồ Chí Minh, người
phụ nữ đã bình đẳng với nam giới, không còn sự "trọng nam khinh nữ"