hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học- công nghệ
tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Như vậy, công nghiệp hóa theo tư tưởng mới là không bó hẹp trong phạm vi
trình độ các lực lượng sản xuất đơn thuần, kỹ thuật đơn thuần để chuyển lao
động thủ công thành lao động cơ khí như trước đây mà bao hàm cả về các hoạt
động sản xuất kinh doanh, cả về ngành dịch vụ và quản lí kinh tế- xã hội, được
sử dụng bằng các phương tiện và các phương pháp tiên tiến hiện đại cùng với kỹ
thuật và công nghệ cao.
Bên cạnh đó, quá trình công nghiệp hóa còn cần phải hoàn thiện cơ cấu tổ
chức và vận hành xã hội, nâng cao chất lượng sống của người dân trong cả nước,
tích cực xoá đói giảm nghèo, phấn đấu tăng mức thu nhập bình quân đầu người
cả nước…
b. Sự cần thiết phải tiến hành công nghiệp hóa- hiên đại hóa ở Việt Nam
Trong những năm 1986-1988, cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội ở nước ta đã
trở nên gay gắt nhất, khi lạm phát lên tới mức “phi mã”(3 con số), những cơ sở
sản xuất kinh doanh của nhà nước bị đình đốn, thua lỗ, sản xuất cầm chừng,
thậm chí phải đóng cửa; bội chi ngân sách lớn; giá cả thì tăng vọt; tiền lương
thực tế giảm khiến cho đời sống nhân dân giảm sút nghiêm trọng, khó khăn
chồng chất khó khăn, có lúc tưởng chừng không thể vượt qua. Trong khi đó,
công cuộc “cải tổ” ở Liên Xô- người anh của chủ nghĩa xã hội trên thế giới-
đang ngày càng đi vào con đường bế tắc. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta. Bên cạnh đó, nước ta tiến lên
chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất- kỹ thuật thấp
kém, trình độ của lực lượng sản xuất chưa phát triển, chưa được hoàn thiện, sản
xuất nhỏ lẻ, lao động thủ công là chủ yếu. Vì vậy, quá trình công nghiệp hoá
chính là con đường duy nhất để đất nước ta có thể thoát ra khỏi cảnh đói nghèo,
xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại. Có tiến hành
công nghiệp hóa thì chúng ta mới: xây dựng được cơ sở vật- chất kỹ thuật cho
3