dân làm chủ”, “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân làm chủ”, “nước ta là nước
dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”.
Nói tóm lại, quan niệm Hồ Chí Minh về dân chủ được biểu đạt qua hai mệnh đề
ngắn gọn: “Dân là chủ”, “Dân làm chủ”. Khi biểu đạt như thế, chúng ta có thể hiểu rằng,
dân là chủ, nghĩa là đề cập vị thế của dân; còn dân làm chủ, nghĩa là đề cập năng lực và
trách nhiệm của dân. Cả hai vế này luôn luôn đi đôi với nhau, và thể hiện vị trí, vai trò,
quyền và trách nhiệm của dân.
Quan niệm đó của Hồ Chí Minh phản ánh đúng nội dung bản chất về dân chủ.
Quyền hành và lực lượng đều thuộc về nhân dân. Xã hội nào đảm bảo cho điều đó được
thực thi thì đó là một xã hội thực sự dân chủ.
&J$@301A6E/3<0K0BL31MN04O8PQ3<RS1T8
Dân chủ thể hiện ở việc đảm bảo quyền con người, quyền công dân. Dân chủ trong
xã hội Việt Nam được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội…
Trong đó dân chủ thể hiện trên lĩnh vực chính trị là quan trọng nhất, nổi bật nhất và được
biểu hiện tập trung trong hoạt động của nhà nước, bởi vì quyền lực của nhân dân được thể
hiện trong hoât động của nhà nước với tư cách nhân dân có quyền lực tối cao. Hồ Chí
Minh khẳng định cả trên quan điểm lẫn trên thực tế việc khi có nhà nước mới – Nhà nước
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà – nhân dân cử ra, tổ chức nên bộ máy nhà nước cũng như
toàn bộ hệ thống chính trị.
Trong tác phẩm Thường thức chính trị viết năm 1953, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Ở nước
ta chính quyền là của nhân dân, do nhân dân làm chủ… Nhân dân là ông chủ nắm chính
quyền. Nhân dân bầu ra đại biểu thay mặt mình thi hành chính quyền ấy. Thế là dân chủ”
Quan niệm dân chủ, theo Hồ Chí Minh còn biểu hiện ở phương thức xã hội. Khẳng
định một chế độ dân chủ ở nước ta là “bao nhiêu lợi ích cũng vì dân”, “quyền hành và lực
lượng đều ở nơi dân”, đồng thời Người cũng chỉ ra phương thức tổ chức, hoạt động của
5