TIỂU LUẬN: Văn hóa Doanh nghiệp GVHD: Phạm Thị Tuyết
Trong một nền văn hóa thì hệ thống các giá trị là thành phần cốt lõi của nó và là cái
rất ít thay đổi. Các doanh nghiệp kinh doanh có văn hóa đều có đặc điểm chung là đề cao
nguồn lực con người, coi trọng đức tính trung thực, kinh doanh chính đáng, chất lượng…
như là những mục tiêu cao cả cần vươn tới. Đó cũng chính là những chuẩn mực chung định
hướng cho các hoạt động của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp
Các biện pháp và phong cách quản lý.
Tổ chức, quản lý doanh nghiệp là nhiệm vụ trung tâm và có vai trò quyết định đối với
việc thực hiện sứ mệnh và các mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp. Phong cách và các biện
pháp quản lý của mỗi công ty đều có điểm đặc thù, sự khác biệt lớn so với các công ty khác.
Nguyên nhân của sự khác biệt này xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau có ảnh hưởng như:
thị trường, môi trường kinh doanh, văn hóa dân tộc, và tư tưởng triết học về quản lý của
người lãnh đạo. Triết lý quản lý doanh nghiệp là cơ sở để lựa chọn, đề xuất các biện pháp
quản lý, qua đó nó củng cố một phong cách quản lý đặc thù của công ty.
Ví dụ về triết lý quản lý doanh nghiệp:
- Honda: “Đương đầu với những thử thách gay go nhất trước tiên”.
- IBM: “Thực hiện triệt để nhất việc phục vụ người tiêu dùng”; “IBM có nghĩa là
phục vụ”.
Các sách lược quản lý trên bao gốm nhưng nội dung của công tác quản trị sản xuất,
quản trị marketing và quản trị nhân sự. Trong đó quản trị nhân sự chính là vấn đề cốt lõi, có
thể nói triết lý quản lý doanh nghiệp chính là các tư tưởng triết học về quản lý con người.
Con người được coi là tài sản, nguồn vốn, nguồn lực phát triển quan trọng nhất của một
doanh nghiệp.
Ví dụ về triết lý quản lý con người:
- Honda: “Tôn trọng con người”.
- IBM: “Tôn trọng người làm”.
- HP: “Lấy con người làm hạt nhân”.
Nhóm thực hiện: L-B-H Page 5