- Network Address Translation (NAT): cũng có liên quan tới tính năng IP
Sharing, NATcó khả năng chỉnh sửa các thông tin trong
phần header của package khi chúng đi qua router để điều hướng chúng tới
những thiết bị tương ứng. Hoặc đơn giản hơn, các bạn có thể hình dung rằng
NAT đảm nhận nhiệm vụ của nhân viên tiếp tân bên trong hệ thống router,
biết chính xác các gói tín hiệu – package cần đi tới đâu.
- Dynamic Host Configuration: nếu không có DHCP thì người dùng sẽ
phải cấu hình và gán host tới hệ thống mạng theo cách thủ công. Điều này
cũng có nghĩa là mỗi khi có 1 máy tính mới gia nhập vào hệ thống, người
quản trị sẽ phải gán địa chỉ IP cho máy đó theo cách thủ công. DHCP sẽ đảm
nhận công việc đó thay bạn, và hoàn toàn tự động. Do vậy, khi bạn cắm bất
kỳ thiết bị mới nào vào hệ thống mạng, hệ thống sẽ tự cung cấp địa chỉ IP
phù hợp cho thiết bị đó mà người dùng không cần phải thao tác gì cả.
- Firewall: về bản chất thì router đã có sẵn những chức năng của firewall,
bao gồm việc tự động ngăn chặn dữ liệu không phù hợp khi chúng đi qua
router. Ví dụ, nếu người dùng gửi đi 1 yêu cầu tải ca nhạc tới Pandora thì
router sẽ đáp trả bằng “thông điệp”: “We’re expecting you, come on in”, và
phần thông tin đó sẽ được truyền thẳng tới thiết bị tương ứng. Mặt khác, nếu
có 1 vài luồng tín hiệu khác lạ từ nguồn bất kỳ nào đó xuất hiện thì ngay lập
tức router sẽ từ chối những yêu cầu này.
Bên cạnh một số chức năng chính như trên, các thiết bị home router còn có
thể hoạt động như 1 thiết bị switch – đảm nhận nhiệm vụ chính có liên quan
tới sự ổn định trong khâu liên lạc, giao tiếp giữa nhiều máy tính trong cùng 1
hệ thống mạng. Nếu không có chức năng này thì từng máy tính riêng biệt có
thể kết nối tới Internet qua router nhưng lại không thể liên lạc được với nhau.
Hầu hết các thiết bị router đều có 4 cổng Ethernet, cho phép người dùng kết
nối được 4 thiết bị riêng biệt khác nhau với chức năng switch. Nếu muốn tăng
nhu cầu sử dụng thì các bạn hãy thay thế bằng thiết bị router khác có nhiều