ÔN TẬP VĂN BIỂU CẢM
I . Mục đích yêu cầu:
Giúp HS:
_ Ôn lại những điểm quan trọng nhất về lí thuyết về làm bài văn biểu cảm
_ Phân biệt bài văn tự sự, miêu tả với yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
_ Cách lập ý và lập dàn bài cho một đề văn biểu cảm.
_ Cách diễm đạt trong bài văn biểu cảm.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học
- Đàm thoại, diễn giảng
- SGK + SGV + giáo án
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Ổn định lớp: 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Đọc đoạn văn 5, 6, 7, 9 ,12 và các văn
bản trữ tình khác.
Hãy cho biết văn bản miêu tả và văn
bản biểu cảm khác nhau như thế
nào?
Đọc lại văn bản “kẹo mầm” và cho
biết văn biểu cảm khác văn tự sự ở
điểm nào?
Tự sự và miêu tả đóng vai trò gì?
Chúng thực hiện nhiệm vụ biểu cảm
gì?
1. Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn bản
biểu cảm.
_ Văn bản miêu tả nhằm tái hiện lại đối tượng
(người vật, cảnh vật) sao cho người ta cảm nhận
được nó.
_ Văn biểu cảm miêu tả đối tượng nhằm mượn
những đặc điểm, phẩm chất của nó mà nói lên
suy nghĩ, cảm xúc của mình. Do đặc điểm này
văn bản biểu cảm thường nói lên biện pháp tu từ
so sánh, ẩn dụ, nhân hóa.
2. Sự khác nhau giữa văn tự sự và văn biểu
cảm.
_ Văn tự sự nhằm kể lại một chuyện (sự việc)
có đầu có đuôi, có nguyên nhân, có diễn biến, kết
quả.
_ Văn bản biểu cảm, tự sự chỉ làm nền để nói
lên cảm xúc qua sự việc. Do đó tự sự trong văn
bản biểu cảm thường nhớ lại những sự việc trong
quá khứ, những sự việc để lại ấn tượng sâu đậm,
chứ không cần đi sâu vào nguyên nhân kết quả.
3. Vai trò và nhiệm vụ của tự sự và miêu tả
trong văn biểu cảm
_ Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng
vai trò làm giá đỡ cho tác giả bộc lộ tình cảm,
cảm xúc.
_ Thiếu tự sự, miêu tả tình cảm mơ hồ không