6
trợ về tiến độ thực hiện, kế hoạch, sử dụng ngân sách, nếu cần có thể được
điều chỉnh để khắc phục những vấn đề nảy sinh. Trong giai đoạn này, nếu dự
án cần cung cấp hàng hoá thì việc mua sắm hàng hoá sẽ được thực hiện thông
qua đấu thầu theo quy định của Việt Nam hoặc theo quy định của nhà tài trợ.
Khoá luận tập trung nghiên cứu các quy định của một số nhà tài trợ
và Chính phủ trong việc thực hiện dự án thông qua quy định về cách thức sử
dụng nguồn vốn đó (đấu thầu quốc tế mua sắm hàng hoá).
- Đánh giá: Là quá trình đánh giá mức độ dự án đạt được các mục tiêu
đề ra. Rút ra các bài học thu được từ quá trình ra quyết định của Chính phủ và
nhà tài trợ. Đánh giá có thể được thực hiện trong khi thực hiện dự án ( giữa
kỳ), khi kết thúc dự án (cuối kỳ), sau khi kết thúc dự án ( hậu đánh giá).[14]
1.2. Ngành y tế và nguồn vốn ODA:
1.2.1.Nguồn vốn ODA :
Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của Bộ y tế là nguồn ngân sách Nhà
nước phải được tiếp nhận, quản lý và thực hiện theo đúng các quy định của
pháp luật. Trường hợp Hiệp định viện trợ đã được ký kết giữa Nhà nước hoặc
Chính phủ với nhà tài trợ có quy định khác thì thực hiện theo quy định đó.
Phải tuân theo mục đích, thế mạnh và ưu tiên của nhà tài trợ, nhưng Bộ y tế
và đơn vị thực hiện phải thể hiện được vai trò làm chủ.
Sau khi các chương trình, dự án được duyệt, chủ dự án phải lập tổ chức
bộ máy quản lý chương trình dự án để thực hiện các hoạt động theo quy định
của Nhà nước và các điều khoản cam kết với nhà tài trợ. Bộ y tế ra quyết định
thành lập Ban quản lý dự án, Ban quản lý các dự án (có chức năng, nhiệm vụ,
hoạt động theo quy định tại điều 1 phần V thông tư 06/2001/TT-BKH ngày
20/9/2001 của Bộ kế hoạch và Đầu tư và hướng dẫn của Bộ y tế) [5].
Theo Thống kê của Ban quản lý các dự án (Bộ y tế) tính đến cuối
năm 2001 có tổng số 210 dự án vốn cam kết hơn 700 triệu đô la Mỹ, trong