B. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG
VỀ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở CƠ SỞ.
1.1 Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm đơn vị cơ sở :
Đơn vị cơ sở là hình thái tổ chức cơ bản của xã hội. Đó là những cộng đồng dân
cư liên kết với nhau trong các sinh hoạt chất diễn ra trong đời sống hằng ngày. Theo tinh
thần văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức V thì đơn vị cơ sở là: Làng, xã, phường
ấp, nhà máy, công trường, nông trường, đơn vị lực lượng vũ trang, công an nhân dân, cơ
quan trường học, bệnh viện, cửa hàng và cộng đồng xã hội tương đương. Như vậy khái
quát là mỗi cộng đồng dân cư địa bàn sinh hoạt cố định và tổ chức hành chính ổn định
được coi là một đơn vị văn hóa cơ sở,xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là xây dựng văn
hóa ngay trong đời sống hằng ngày của nhân dân. Bởi vì chính cơ sở là nơi diễn ra mọi
hoạt động kinh tế - chính trị - văn hóa xã hội là nơi thể hiện sự lãnh đạo của Đảng, nhà
nước và quyền làm chủ của nhân dân. Đây cũng là nơi để quần chúng nhân dân xây dựng
đời sống văn hóa và hưởng thụ các giái trị văn hóa, sáng tạo ra những văn hóa mới .
1.1.2. Khái niệm về văn hóa :
Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa “ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của
cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp
luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về
mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn
hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của của
nó mà loài người sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự
sinh tồn”.
Con người là sản phẩm của văn hóa đồng thời cũng là chủ thể của văn hóa, chỉ có
con người mới có văn hóa.
Văn hóa là một kiểu ứng xử giữa con người với con người, con người với xã hội,
con người với tự nhiên. Chính con người mới có văn hóa mới nâng cao chất lượng sống
của con người và tự mình bảo vệ quyền lợi của mình.
1.1.3 Khái niệm về đời sống văn hóa :
Đời sống văn hóa là tổng hợp từ các yếu tố căn bản qua sự tích lũy kinh nghiệm và
kiến thức trong lao động sản xuất, sáng tạo và đấu tranh để phát triển ,tạo nên một sắc
thái riêng. Làm nền tảng và định hướng cho lối sống, đạo lý, tâm hồn, cái đẹp trong mối
quan hệ giữa người với người, giữa người với môi trường xã hội tự nhiên.
Đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội. Đời sống văn hóa là một
tổng hợp của những hoạt động sống của con người. Nhu cầu vật chất tinh thần được đáp
ứng làm cho con người tồn tại như một hình thể xã hội, tức một nhân cách văn hóa . Tuy
nhiên, khi xã hội phát triển cao đạt tới trình độ khác nhau của nền văn minh, thì sự đáp
ứng nhu cầu cúng đạt tới trình độ phát triển tương ứng .