phát hiện khi bệnh ung thư còn ở giai đoạn sớm hoặc chỉ là các tổn thương tiền
ung thư”, tiến sĩ Chân thông tin thêm.
Ở giai đoạn sớm, các tế bào ung thư chỉ nằm tại lớp viêm mạc. Lúc này, các bác sĩ
áp dụng phương pháp nội soi cắt tách dưới niêm mạc. Bệnh nhân có thể khỏi bệnh
hoàn toàn mà không phải thực hiện phương pháp phẫu thuật cắt bỏ đoạn đại tràng,
tia xạ hoặc sử dụng hóa chất để điều trị.
Riêng về phương pháp phẫu thuật được chỉ định cho ca sĩ Trần Lập, tiến sĩ Chân
cho biết đây là phương pháp phổ biến nhất để điều trị ung thư đại trực tràng bằng
cách cắt bỏ khối u. Thông thường, bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ khối u cùng với một
phần đại tràng hoặc trực tràng và các hạch lân cận. Trong hầu hết các trường hợp,
có thể phẫu thuật nối lại những phần còn lành của đại tràng hoặc trực tràng. Khi
không thể nối lại những phần còn lành, cần phải thực hiện phẫu thuật mở thông đại
tràng tạm thời hoặc vĩnh viễn để tạo đường thông từ đại tràng ra thành bụng, tạo
ra một con đường mới đưa chất thải ra ngoài.
Sau đó, người bệnh được hóa trị liệu sử dụng thuốc chống ung thư để tiêu diệt tế
bào ung thư còn sót lại trong cơ thể sau phẫu thuật, để kiểm soát sự phát triển của
khối u hoặc để giảm bớt triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể
được tia xạ trị liệu, liệu pháp miễn dịch (sử dụng hệ thống miễn dịch của cơ thể để
chống lại ung thư). Có thể điều trị bằng liệu pháp sinh học trước khi phẫu thuật,
đơn độc hoặc phối hợp với hóa trị liệu hoặc tia xạ trị liệu. "Việc chọn ra phương
pháp điều trị rất có ý nghĩa đối với bệnh nhân ung thư đại trực tràng", tiến sĩ Chân
nhấn mạnh.