DANH MỤC TÀI LIỆU
Tìm hiểu về các cổng kết nối thường thấy trên máy tính và chức năng của chúng
16 cổng kết nối thường thấy trên máy tính và chức năng của chúng
Một cổng kết nối trên máy tính đóng vai trò như là một giao diện hay đơn
giản là một điểm kết giao tiếp giữa máy tính và các thiết bị ngoại vi khác.
Một số thiết bị ngoại vi phổ biến nhất là chuột, bàn phím, màn hình hoặc các
thiết bị hiển thị, máy in, loa, ổ flash…
Chức năng chính của một cổng máy tính là hoạt động như một điểm gắn kết,
nơi mà cáp từ thiết bị ngoại vi có thể được cắm vào và thông qua đó, cho
phép dữ liệu truyền đi và đến thiết bị.
Các cổng kết nối trên máy tính cũng được gọi là các cổng giao tiếp vì nó chịu
trách nhiệm liên lạc giữa máy tính và thiết bị ngoại vi của máy tính đó. Nhìn
chung thì máy tính thường chứa các đầu cái (female) của các cổng kết nối, và
các cổng này thường nằm trên bo mạch chủ.
Trong máy tính, các cổng giao tiếp có thể được chia thành hai dạng dựa trên
loại hoặc giao thức được sử dụng để kết nối. Chúng là Serial Ports và Parallel
Ports.
Cổng nối tiếp là một giao diện mà qua đó các thiết bị ngoại vi có thể được kết
nối bằng cách sử dụng một giao thức nối tiếp liên quan đến việc truyền dữ
liệu một bit tại một thời điểm trên một đường truyền duy nhất. Loại cổng nối
tiếp phổ biến nhất là đầu D-Subminiature hoặc đầu nối D-sub mang tín hiệu
RS-232.
Mặt khác, một cổng Parallel Port là một dạng giao diện mà thông tin giữa
máy tính và thiết bị ngoại vi của nó được kết nối theo cách song song, tức là
dữ liệu được truyền vào hoặc ra song song bằng cách sử dụng nhiều hơn một
đường truyền hoặc dây dẫn. Cổng máy in là một ví dụ về cổng song song
Parallel Port.
Dưới đây là những thông tin ngắn gọn về các loại cổng khác nhau cùng với
các ứng dụng trong thực tế của chúng.
PS/2
PS/2 là một dạng kết nối được IBM phát triển để kết nối chuột và bàn phím
với máy tính. Giao diện PS/2 là một loại đầu nối 6 chân MINI DIN (DIN -
Deutsches Institut fur Normung - là một chuẩn giao diện được phát triển bởi
Viện khoa học về Định chuẩn của Đức). PS/2 là tên hiệu của dòng máy tính
cá nhân do hãng IBM sản xuất vào năm 1987 (thuộc dòng 286). Dòng máy
này giới thiệu các chuẩn mới như: Micro Channel Bus (sau này được thay thế
bởi chuẩn PCI), card màn hình (VGA Graphics), ổ đĩa mềm 3.5 inch và các
cổng giao tiếp PS/2 cho bàn phím và chuột. Do vậy, khi được sử dụng rộng
rãi cho mọi người và được phát triển trên đủ loại máy tính khác nhau thì
người ta vẫn gọi giao diện này là cổng PS/2. Máy tính để bàn (desktop)
thường có hai cổng PS/2 riêng biệt - một dùng cho bàn phím và một dùng cho
chuột (được phân biệt bằng màu tím cho bàn phím và màu xanh lá cây cho
chuột). Máy tính xách tay (laptop) thường có một cổng PS/2 dùng chung cho
cả bàn phím và chuột gắn bên ngoài.
Mặc dù sơ đồ chân của các cổng PS/2 là như nhau, máy tính vẫn yêu cầu các
thiết bị ngoại vi phải được kết nối đúng cổng.
Cổng PS/2 bây giờ gần như đã lỗi thời và không còn được sử dụng trên các
thiết bị đời mới nữa. Cổng USB đã thay thế PS/2 với sự tiện lợi của mình.
Cổng Serial Port
Mặc dù giao tiếp trong PS/2 và USB là nối tiếp, về mặt kỹ thuật, thuật ngữ
cổng nối tiếp Serial Port được sử dụng để tham chiếu đến các giao diện tương
thích với chuẩn RS-232. Có hai loại cổng nối tiếp thường được tìm thấy trên
máy tính là DB-25 và DE-9.
Ngày nay, do tốc độ truyền dữ liệu chậm hơn so với các cổng mới ra đời nên
các cổng nối tiếp đang dần bị loại bỏ trong các chuẩn máy tính hiện nay,
chúng được thay thế bằng các cổng có tốc độ nhanh hơn như: USB, FireWire.
DB-25
DB-25 là một biến thể của đầu nối D-sub và là cổng gốc của giao tiếp nối tiếp
RS-232. Chúng được phát triển như là loại cổng chính cho các kết nối nối
tiếp sử dụng giao thức RS-232.
Giao thức DE-9 được phát triển cho kết nối nối tiếp dựa trên RS-232 trong
khi DB-25 hiếm khi được sử dụng như một cổng nối tiếp và thường được sử
dụng như một cổng máy in song song như một sự thay thế cho đầu nối
Centronics Parallel 36 pin.
DE-9 hay còn gọi là RS-232 hoặc Cổng COM
DE-9 là cổng chính sử dụng cho giao tiếp nối tiếp RS-232. Nó là một đầu nối
D-sub với lớp vỏ E và thường bị nhầm lẫn là DB-9. Cổng DE-9 cũng được
gọi là cổng COM và cho phép giao tiếp nối tiếp kép toàn diện giữa máy tính
và thiết bị ngoại vi.
Một số ứng dụng của cổng DE-9 là trong giao diện nối tiếp với chuột, bàn
phím, modem, nguồn cấp điện liên tục (UPS) và các thiết bị tương thích với
RS-232 khác.
Sơ đồ chân của cổng DE-9 được hiển thị ở hình bên dưới.
Ngày nay, các cổng DB-25 và DE-9 ít được sử dụng hơn và đang dần được
thay thế bằng USB hoặc các cổng khác.
Cổng song song Parallel Port (hay còn được gọi là cổng 36 chân
Centronics)
Cổng Parallel Port (cổng song song) là một giao diện kết nối giữa máy tính
và các thiết bị ngoại vi như máy in có sử dụng giao tiếp song song. Cổng
Centronics là một cổng có 36 chân, được phát minh nhằm mục đích trở thành
môi trường kết nối cho máy in, máy quét với máy tính và do đó, một cổng
Parallel Port cũng có tên gọi khác là cổng Centronics.
Trước khi các cổng USB được sử dụng rộng rãi, các cổng Parallel Port được
sử dụng rất phổ biến trên các loại máy in. Cổng Centronics này sau đó được
thay thế bằng cổng DB-25 với giao diện song song.
Các cổng âm thanh
Các cổng âm thanh được sử dụng để kết nối loa hoặc các thiết bị đầu ra âm
thanh khác với máy tính. Các tín hiệu âm thanh có thể là analog hoặc kỹ thuật
số tùy thuộc vào loại cổng và đầu nối tương ứng khác nhau.
Các đầu nối âm thanh vòm (hay còn gọi là đầu nối TRS 3.5 mm)
Đây là loại cổng âm thanh được tìm thấy phổ biến nhất trên các thiết bị và
còn được biết đến cho tới ngày nay. Cổng âm thanh 3.5mm có thể được sử
dụng để kết nối tai nghe stereo hoặc các kênh âm thanh khác. Một hệ thống
kết nối 6 cổng 3.5mm được áp dụng trên phần lớn các máy tính cho việc phát
âm thanh cũng như kết nối với micrô.
Một hệ thống kết nối 6 cổng 3.5mm thường sử dụng các màu phân biệt bao
gồm xanh lam, vàng chanh, hồng, cam, đen và xám. Có thể sử dụng 6 đầu nối
này cho cấu hình âm thanh vòm lên đến 8 kênh.
S/PDIF/TOSLINK
Định dạng Giao diện Kỹ thuật số Sony/Phillips (Sony/Phillips Digital
Interface Format - S/PDIF) là một kết nối âm thanh được sử dụng trong các
hệ thống truyền thông gia đình. Nó hỗ trợ âm thanh kỹ thuật số và có thể
được truyền bằng cáp RCA Audio đồng trục hoặc đầu nối TOSLINK sợi
quang.
Hầu hết các hệ thống giải trí tại nhà hay máy tính đều được trang bị S/PDIF
trên TOSLINK. TOSLINK (Toshiba Link) là một loại cổng âm thanh kỹ
thuật số được sử dụng phổ biết nhất có thể hỗ trợ âm thanh vòm 7.1 với chỉ
một sợi cáp. Trong hình minh họa dưới đây, cổng bên phải là cổng S/PDIF.
Các cổng video
Cổng VGA
Cổng VGA thường được tìm thấy trên máy tính, máy chiếu, video card và
trên các TV hỗ trợ độ phân giải cao. VGA (viết tắt của Video Graphics
Array) là một chuẩn hiển thị được giới thiệu năm 1987 từ hãng IBM cùng
loại máy tính PS/2. Nó dùng để hỗ trợ việc kết nối từ laptop tới các thiết bị
trình chiếu (máy chiếu, màn hình ngoài...) thông qua dây cáp. VGA là một
cổng D-sub bao gồm 15 chân kết nối được xếp theo 3 hàng. Đầu nối của cổng
VGA được gọi là DE-15, hỗ trợ nhiều chuẩn độ phân giải 640x400px,
1280x1024px, hiện nay có thể lên đến 1920x1080 px (FullHD),
2048x1536px.
thông tin tài liệu
Một cổng kết nối trên máy tính đóng vai trò như là một giao diện hay đơn giản là một điểm kết giao tiếp giữa máy tính và các thiết bị ngoại vi khác. Một số thiết bị ngoại vi phổ biến nhất là chuột, bàn phím, màn hình hoặc các thiết bị hiển thị, máy in, loa, ổ flash…
Mở rộng để xem thêm
từ khóa liên quan
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×