CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
I.Mục đích yêu cầu
Giúp HS :
_ Nắm được khái niệm câu chủ động, câu bị động
_ Nắm được mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
II.Phương pháp và phương tiện dạy học .
_ Đàm thoại + diễn giảng
_ SGK + SGV + giáo án
III.Nội dung và phương pháp lên lớp.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
2.1 Đức tính giản dị của Bác Hồ thể hiện trên nhiều phương diện nào?
2.2 Bình luận của tác giả về đức tính giản dị của Bác Hồ
3. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Tìm hiểu khái niệm câu chủ động và câu
bị động.
GV chép 2 VD lên bảng.
Xác định chủ ngữ và vị ngữ?
a.Mọi người yêu mếm em
b.Em được mọi người yêu mến.
Ý nghĩa của chủ ngữ trong các câu trên
có gì khác nhau?
Chủ ngữ trong câu a chỉ người thực
hiện một hoạt động hướng đến người khác
(chủ thể của hoạt động)
Chủ ngữ trong câu b chỉ người được
hoạt động của người khác hướng đến (đối
tượng của hoạt động)
Câu a là câu chủ động
Câu b là câu bị động
Thế nào là câu chủ động? Cho ví dụ?
Thế nào là câu bị động? Cho ví dụ?
Tìm hiểu mục đích của việc chuyển đổi
câu chủ động thành câu bị động.
GV cho HS đọc đoạn trích trong SGK
và trả lời câu hỏi.
Em sẽ chọn câu a hay câu b để điền vào
chổ trống?
Chọn câu b để điền vào chổ trống
I.Câu chủ động và câu bị động
_Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ
người, vật thực hiện một hoạt động hướng
vào người khác (chủ thể của hoạt động)
Ví dụ: Thầy phạt nó
_ Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ
người, vật được hoạt động của người, vật
khác khác hướng vào (chỉ đối tượng của
hoạt động)
Ví dụ: Nó bị thầy phạt
II. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ
động thành câu bị động.