những yêu cầu cụ thể và bao gồm một số thiết bị máy móc và phần cứng chuyên dụng
mà ta không tìm thấy trong một máy tính đa năng nói chung. Vì hệ thống chỉ được xây
dựng cho một số nhiệm vụ nhất định nên các nhà thiết kế có thể tối ưu hóa nó nhằm
giảm thiểu kích thước và chi phí sản xuất. Các hệ thống nhúng thường được sản xuất
hàng loạt với số lượng lớn. HTN rất đa dạng, phong phú về chủng loại. Đó có thể là
những thiết bị cầm tay nhỏ gọn như đồng hồ kĩ thuật số và máy chơi nhạc MP3, hoặc
những sản phẩm lớn như đèn giao thông, bộ kiểm soát trong nhà máy hoặc hệ thống
kiểm soát các máy năng lượng hạt nhân. Xét về độ phức tạp, hệ thống nhúng có thể rất
đơn giản với một vi điều khiển hoặc rất phức tạp với nhiều đơn vị, các thiết bị ngoại vi
và mạng lưới được nằm gọn trong một lớp vỏ máy lớn.
Các thiết bị PDA hoặc máy tính cầm tay cũng có một số đặc điểm tương tự với hệ thống
nhúng như các hệ điều hành hoặc vi xử lý điều khiển chúng nhưng các thiết bị này không
phải là hệ thống nhúng thật sự bởi chúng là các thiết bị đa năng, cho phép sử dụng nhiều
ứng dụng và kết nối đến nhiều thiết bị ngoại vi.
Lịch sử phát triển của hệ thống nhúng
Hệ thống nhúng đầu tiên là Apollo Guidance Computer(Máy tính dẫn đường Apollo)
được phát triển bởi Charles Stark Draper tại phòng thí nghiệm của trường đại học
MITnăm 1960. Hệ thống nhúng được sản xuất hàng loạt đầu tiên là máy hướng dẫn cho
tên lửa quân sự vào năm 1961. Nó là máy hướng dẫn Autonetics D-17, được xây dựng
sử dụng những bóng bán dẫn và một đĩa cứng để duy trì bộ nhớ. Khi Minuteman II được
đưa vào sản xuất năm 1996, AutoneticsD-17 đã được thay thế với một máy tính mới sử
dụng mạch tích hợp. Tính năng thiết kế chủ yếu của máy tính Minuteman II là nó đưa ra
thuật toán có thể lập trình lại sau đó để làm cho tên lửa chính xác hơn, và máy tính có
thể kiểm tra tên lửa, giảm trọng lượng của cáp điện và đầu nối điện.
Từ những ứng dụng đầu tiên vào những năm 1960, các hệ thống nhúng phát triển mạnh
mẽ về khả năng xử lý. Bộ vi xử lý đầu tiên hướng đến người tiêu dùng là Intel 4004,
được phát minh phục vụ máy tính điện tử và những hệ thống nhỏ khác. Tuy nhiên nó
vẫn cần các chip nhớ ngoài và những hỗ trợ khác. Vào những năm cuối 1970, những bộ
xử lý 8 bit đã được sản xuất, nhưng nhìn chung chúng vẫn cần đến những chip nhớ bên
ngoài.
Vào giữa thập niên 80, kỹ thuật mạch tích hợp đã đạt trình độ cao dẫn đến nhiều thành
phần có thể đưa vào một chip xử lý. Các bộ vi xử lý được gọi là các vi điều khiển và
được chấp nhận rộng rãi. Với giá cả thấp, các vi điều khiển đã trở nên rất hấp dẫn để xây
dựng các hệ thống chuyên dụng. Đã có một sự bùng nổ về số lượng các hệ thống nhúng
trong tất cả các lĩnh vực thị trường và số các nhà đầu tư sản xuất theo hướng này. Ví
dụ, rất nhiều chip xử lý đặc biệt xuất hiện với nhiều giao diện lập trình hơn là kiểu song
song truyền thống để kết nối các vi xử lý. Vào cuối những năm 80, các hệ thống nhúng
Tổng quan về hệ thống nhúng
2/3