rằng không bao giờ được lưu file cách ly này trực tiếp trên server.
4. Thay thế toàn bộ website bằng 1 bản sao lưu hoàn toàn sạch sẽ:
Không nên quá dựa vào những nhà cung cấp dịch vụ host rằng họ sẽ sao lưu
toàn bộ dữ liệu cho bạn. Rất nhiều bộ phận hỗ trợ kỹ thuật thường xuyên
khẳng định rằng họ có tiến hánh sao lưu tự động theo lịch trình, nhưng không
gì có thể chắc chắn bằng việc bạn tự làm, hơn nữa 2 phương án dự phòng bao
giờ cũng tốt hơn 1 phương án.
5. Kiểm tra lại website và đăng tải trở lại:
Quá trình này nên tiến hành chu đáo để đảm bảo rằng toàn bộ website an toàn
và không còn lỗi nữa, sau đó bạn có thể đăng tải website trở lại như trước.
6. Tìm hiểu về nguồn gốc của các cuộc tấn công:
Để đảm bảo rằng những cuộc tấn công sẽ không bao giờ lặp lại, những người
quản trị nên tiến hành 1 cuộc kiểm tra, phân tích đầy đủ và chi tiết của cuộc
tấn công đó. Do lỗi ở đâu ? Lỗ hổng an ninh hay ứng dụng web ? Hoặc do
chế độ phân quyền bị sai lệnh, nhầm lẫn ? Có thể website bị nhiêm virus trực
tiếp ngay từ server lưu trữ dữ liệu ? Tất cả đều phải được tìm hiểu và phân
tích kỹ lưỡng. Nếu cần thiết, hãy nhờ đến chuyên gia an ninh của các hãng
bảo mật hàng đầu thế giới như Kaspersky, BitDefender, Norton, Panda, Avira
…
7. Áp dụng các biện pháp bảo mật phù hợp:
Mặc dù bạn đã khôi phục thành công website, nhưng không có gì đảm bảo
chắc chắn rằng website của bạn sẽ không bị tấn công thêm lần nào nữa. Nếu
lỗ hổng an ninh cũ chưa được khắc phục, có thể website của bạn lại bị tê liệt
ngay trong tối nay. Dựa vào các kết quả phân tích thu được ở bước trên, bạn
nên áp dụng các biện pháp an ninh phù hợp, nâng cấp server, cài đặt thêm
chương trình bảo mật, nâng cấp toàn bộ ứng dụng web hoặc tiến hành sử
dụng quy luật bảo mật hoàn toàn mới.
Dựa vào kinh nghiệm quản lý và thông tin thu thập, chúng tôi có thể đóng