DANH MỤC TÀI LIỆU
TÌM HIỂU VỀ LOÀI CÁ CHÉP ( TIẾP)
GIÁO ÁN SINH HỌC 7
Bài 32: THỰC HÀNH: MỔ CÁ
I. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này, HS có khả năng:
1. Kiến thức:
- Nhận dạng được một số nội quan của cá trên mẫu mổ.
- Quan sát và phân biệt được các phần chính của bộ xương.
- Phân tích vai trò của các cơ quan trong đời sống của cá.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng mổ ĐVCXS
- Kĩ năng trình bày kết quả thực hành thông qua trình bày mẫu mổ và tường trình kết quả
thực hành.
- Phối hợp làm việc theo nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục tính nghiêm túc, cẩn thận, chính xác.
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Mẫu vật: chép lớn chừng 0,3- 0,5Kg, dài chừng 10- 20cm (có thể thay bằng diếc
vì cá diếc có cấu tạo trong tương tự như cá chép).
- Dụng cụ: bộ đồ mổ, khay, ván mổ, đinh ghim, kính lúp cầm tay, bông thấm, khăn lau
cho mỗi nhóm HS 1 bộ.
- Nước sạch, thùng chứa nước thải sau khi rửa mẫu.
- Mô hình não cá và mô hình bộ xương cá.
- Tranh hình phóng to hình 32.1, 32.2, 32.3.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Học bài 31 Cá chép
- Đọc trước bài 32, nắm vững các kĩ thuật mổ. Kẻ trước bảng học tập vào vở.
- Mỗi nhóm chuẩn bị cá chép lớn chừng 0,3-0,5Kg, dài chừng 10-20cm (có thể thay bằng
cá diếc vì cá diếc có cấu tạo trong tương tự như cá chép).
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp thực hành.
- Phương pháp dùng lời
- Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới: THỰC HÀNH: MỔ CÁ
3.2: Mở bài
3.1: Hoạt động chính
Hoạt động 1: Hướng dẫn mổ cá
Mục tiêu: HS nắm được kĩ thuật mổ cá.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS, phân phát
dụng cụ, mẫu vật cho các nhóm.
- Xác định nhiệm vụ của mỗi thành viên trong
nhóm: 1 HS phụ trách mổ, 1 HS hỗ trợ m
tiến hành quan sát, 1 HS ghi chép kết quả quan
sát được làm báo cáo thu hoạch (theo mẫu
sẵn).
- Nhóm trưởng cử ra: 1 HS phụ trách
mổ, 1 HS hỗ trợ mổ tiến hành quan
sát, 1 HS ghi chép kết quả quan sát
được và làm báo cáo thu hoạch.
- GV giới thiệu mục đích, nội dung bài thực
hành.
- GV treo tranh 32.1, 32.3, hướng dẫn thuật
mổ như nội dung SGK
- Trước khi hướng dẫn mổ, GV hướng dẫn HS
quan sát cấu tạo ngoài củatrên mẫu vật thật,
kiểm tra lại kiến thức bằng câu hỏi:
+ Phân biệt 3 phần của cơ thể cá?
Yêu cầu:
Phần đầu: gờ miệng sau xương nắp mang
Phần thân: gờ sau xương nắp mang lỗ hậu
môn
Phần đuôi : bờ sau lỗ hậu môn hết vây đuôi
+ Chỉ vị trí các loại vây cá trên mẫu vật thật?
Yêu cầu: Vây lưng, vây đuôi, vây hậu môn
(là những vây lẻ), vây bụng, vây ngực (là
những vây chẵn).
- GV theo dõi các nhóm thực hành, giúp đỡ
các nhóm gặp khó khăn.
- HS lắng nghe
- HS hoạt động nhân, quan sát cá,
trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét,bổ
sung.
- Nhóm tiến hành thực hành mổ cá
Hoạt động 2: Quan sát cấu tạo trong trên mẫu mổ
Mục tiêu: !""# $%&'%()%(**+ ,-
./01 .2!30 04506778
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV hướng dẫn HS quan sát xác định vị trí của
các nội quan, dùng kéo, pince gỡ nội quan, đưa
ruột ra ngoài ghim vào n mổ để quan sát
các cơ quan khác.
- Nhóm HS quan sát, thảo luận xác
định vị trí các nội quan.
- GV u cầu HS vẽ phác thảo lại cấu tạo trong
của cá chép qua mẫu mổ.
- GV hướng dẫn HS quan sát bộ xương cá, bộ não
cá.
- Sau khi quan sát, GV hướng dẫn nhóm trao đổi
thảo luận, hoàn thành bảng học tập SGK.107.
- GV gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo
luận. Kết quả bảng học tập chính bảng tường
trình kết quả thực hành.
- GV đặt câu hỏi:
+ Bóng hơi có vai trò gì trong đời sốngcủa cá?
Yêu cầu: Giúp cá chìm, nổi dễ dàng trong nước
+ Mang cá có chức năng gì?
Yêu cầu: Trao đổi khí.
- GV cung cấp thêm thông tin: phía sau xương
nắp mang màng da mỏng, màng này tác
dụng như van chỉ cho nước chảy một chiều từ
xoang mang ra ngoài.Khi thực hiện động tác
hấp, nước vào miệng đi vào xoang mang, thực
hiện sự trao đổi khí các mang rồi nước đi ra
ngoài qua khe nắp mang.
- GV nhận xét câu trả lời và kết quả thảo luận.
- GV thông báo đáp án chuẩn của kết quả thực
hành.
- Cá nhân HS vẽ phác thảo mẫu mổ.
- HS quan sát theo hướng dẫn của
GV.
- HS thảo luận nhóm, hoàn thành
bảng học tập
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả
thảo luận.nhóm khác nhận xét, bổ
sung.
- Nhóm thảo luận, cử đại diện trả lời.
- Các nhóm tự sửa chửa, bổ sung
Bảng Các nội quan của cá
Tên cơ quan Vị trí, cấu tạo Vai trò
Mang Nằm dưới xương nắp mang trong phần đầu,
gồm các mang gắn vào các xương cung
Trao đổi khí
mang
Tim Nằm phía trước khoang thân ứng với vây
ngực, có 2 ngăn: tâm nhĩ và tâm thất
Co bóp để thu đẩy máu
vào động mạch, giúp cho
sự tuần hoàn máu
Thực quản,
dạ dày,
ruột,gan
Nằm giữa khoang thân, phân hoá rệt
thành: thực quản,dạ dày, ruột, có gan tiết mật
Tiêu hoá thức ăn
Bóng hơi Trong khong thân, sát cột sống Giúp chìm nổi dễ dàng
trong dàng
Thận Hai thận giữa màu tím đỏ, sát cột sống Lọc từ máu các chất không
cần thiết để thải ra ngoài
Tuyến sinh
dục, ống sinh
dục
Trong khoang thân, đực 2 dải tinh
hoàn, ởcái là buồng trứng phát triển trong
mùa sinh sản
Sinh sản, di t phát
triển nòi giống
Bộ não Nằm trong hộp sọ,nối với tuỷ sống nằm
tronng các cung đốt sống
Điều khiển, điều hoà hoạt
động của cá
Hoạt động 3: Vệ sinh
GV cho HS dọn vệ sinh khu thực hành
V. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
Câu hỏi: Nêu cấu tạo của cá thích nghi với đời sống ở nước?
Yêu cầu: Nêu c cấu tạo ngoài cấu tạo trong thể hiện sự thích nghi với đời sống
nước của cá
- GV nhận xét chung về kết quả thực hành
+ Khâu chuẩn bị bài củ của HS
+ Khâu chuẩn bị bài mới
+ Kết quả thực hành của từng nhóm.
+ Kết quả vệ sinh khu thực hành
- Đánh giá kết quả thực hành và chấm điểm cho các nhóm
VI. DẶN DÒ:
- Kẻ bảng học tập vào vở.
- Học và chuẩn bị bài mới.
BÁO CÁO THU HOẠCH
BÀI 32: THỰC HÀNH MỔ CÁ
Lớp:...............................................Nhóm:..................................................................
Họ tên thành viên nhóm:.............................................................................................
....................................................................................................................................
I. Yêu cầu bài thực hành:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
II. Kết quả đạt được:
1. Cách mổ:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
thông tin tài liệu
TÌM HIỂU VỀ LOÀI CÁ CHÉP ( TIẾP) Phần đầu: gờ miệng → sau xương nắp mang Phần thân: gờ sau xương nắp mang → lỗ hậu môn Phần đuôi : bờ sau lỗ hậu môn → hết vây đuôi + Chỉ vị trí các loại vây cá trên mẫu vật thật? Yêu cầu: Vây lưng, vây đuôi, vây hậu môn (là những vây lẻ), vây bụng, vây ngực (là những vây chẵn). - GV theo dõi các nhóm thực hành, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
Mở rộng để xem thêm
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×