mở hay đổi bản đồ nhanh hơn thì cả PCIe và SATA đều có cảm giác nhanh
như nhau.
PCIe SSD có tuổi thọ ngắn hơn. Nếu bạn duyệt web, làm việc với Google
Docs, gửi email hay những việc chỉ tốn CPU và RAM thì sẽ không thấy sự
khác biệt nhiều giữa SATA và PCIe (những việc như vậy không truyền dữ
liệu). Nhưng nếu thường xuyên đọc, chuyển dữ liệu, bạn sẽ thấy PCIe cần
nhiều năng lượng hơn và “ngỏm” nhanh hơn.
AHCI và NVMe. Nếu phải chọn giữa 2 chuẩn trên, hãy chọn NVMe. AHCI
là chuẩn cũ, được thiết kế cho HDD và SATA. Nếu ổ SSD PCIe dùng AHCI
thì có thể sẽ không được hiệu suất như tiềm năng. NVMe được thiết kế riêng
cho PCIe nên sẽ tốt hơn.
M.2 và U.2 là gì?
Đây là 2 chuẩn kích thước (form factor) xác định hình dáng, kích thước,
layout của thiết bị. Cả 2 đều dùng được với ổ SATA và PCIe.
Về lâu dài thì M.2 phổ biến hơn nên nếu không biết chọn gì thì M.2 là lựa
chọn an toàn hơn. U.2 thường được dùng trên dòng SSD 750 của Intel.
Không nhiều ổ SSD khác hỗ trợ chuẩn này.
Khi dùng M.2 cho SSD SATA, hiệu suất sẽ giống như với form factor SATA
thông thường. Khi dùng M.2 cho PCIe, bạn sẽ bị giới hạn 4x lane, rất nhanh
so với người dùng thông thường. Ổ SSD x4 phổ biến hơn x2 và cũng không
đắt hơn nhiều nên bạn có thể chọn.
Ngoài ra, nếu cần hãy mua adapter chuyển M.2 thành U.2 và ngược lại.
Nên chọn ổ SSD nào? PCIe hay SATA?
Nếu ngân sách không nhiều, hãy cứ chọn SATA. Còn nếu cần hiệu suất tối đa
để thường xuyên chia sẻ dữ liệu thì nên chọn PCIe. Tiên hơn cả là dùng form
factor M.2 cho cả hai ổ này, về tốc độ thì cả 2 đều nhanh hơn HDD.