khác tìm đến với trí tuệ nhân tạo ở các kỹ thuật hệ thống hoá và tự động hoá các
xử lý tri thức cũng nhƣ các phƣơng pháp thuộc lĩnh vực mang tính ngƣời.
Trí tuệ nhân tạo nghiên cứu kỹ thuật làm cho máy tính có thể “suy nghĩ một
cách thông minh” và mô phỏng quá trình suy nghĩ của con ngƣời khi đƣa ra
những quyết định, lời giải. Trên cơ sở đó, thiết kế các chƣơng trình cho máy tính
để giải quyết bài toán.
Sự ra đời và phát triển của Trí tuệ nhân tạo đã tạo ra một bƣớc nhảy vọt về
chất trong kỹ thuật và kỹ nghệ xử lý thông tin. Trí tuệ nhân tạo chính là cơ sở
của công nghệ xử lý thông tin mới, độc lập với công nghệ xử lý thông tin truyền
thống dựa trên văn bản giấy tờ. Điều này đƣợc thể hiện qua các mặt sau:
- Nhờ những công cụ hình thức hoá (các mô hinh logic ngôn ngữ, logic
mờ,...), các tri thức thủ tục và tri thức mô tả có thể biểu diễn đƣợc trong
máy. Do vậy quá trình giải bài toán đƣợc tiến hành hữu hiệu hơn.
- Mô hình logic ngôn ngữ đã mở rộng khả năng ứng dụng của máy tính
trong lĩnh vực đòi hỏi tri thức chuyên gia ở trình độ cao, rất khó nhƣ: y
học, sinh học, địa lý, tự động hóa.
- Một số phần mềm trí tuệ nhân tạo thể hiện tính thích nghi và tính mềm
dẻo đối với các lớp bài toán thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Khi máy tính đƣợc trang bị các phần mềm trí tuệ nhân tạo ghép mạng sẽ
cho phép giải quyết những bài toán cỡ lớn và phân tán.
1.3. Các kỹ thuật Trí tuệ nhân tạo.
Có nhiều kỹ thuật nghiên cứu, phát triển ngành khoa học Trí tuệ nhân tạo.
Tuy vậy, các kỹ thuật Trí tuệ nhân tạo thƣờng khá phức tạp khi cài đặt cụ thể, lý
do là các kỹ thuật này thiên về xử lý các ký hiệu tƣợng trƣng và đòi hỏi phải sử
dụng những tri thức chuyên môn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Do vậy, các kỹ thuật Trí tuệ nhân tạo hƣớng tới khai thác những tri thức về
lĩnh vực đang quan tâm đƣợc mã hoá trong máy sao cho đạt đƣợc mức độ tổng
quát; dễ hiểu, dễ diễn đạt thông qua ngôn ngữ chuyên môn gần gũi với ngôn ngữ