Trong phạm vi thẩm quyền luật định, các cơ quan nhà nước có quyền tự quyết
định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Cấp trên có quyền kiểm tra,
giám sát hoạt động của cấp dưới ngược lại các cơ quan cấp dưới phải phục
tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng trung ương.
Khi quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của mình, các cơ quan
trung ương và cấp trên phải lắng nghe và cân nhắc ý kiến ,điều kiện của cấp
dưới và điạ phương.
Các cơ quan nhà nước ở trung ương có quyền quyết định các vấn đề cơ
bản, quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, anh ninh, quốc phòng,
đối ngoại…trên phạm vi toàn quốc.
Nhân dân có quyền tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất
nước.
* Về chế độ thông tin, báo cáo, kiểm tra và xử lý các vấn đề khen
thưởng, kỉ luật
Hoạt động của bộ máy nhà nước cần phải được công khai theo phương
châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Muốn vậy cần thực hiện
tốt chế độ thông tin,báo cáo, kiểm tra và xử lý các vấn đề kịp thời, đúng đắn,
khách quan và khoa học. Các chủ trương, quyết định của cấp trên phải được
thông báo kịp thời cho cấp dưới để cấp dưới nắm đúng tinh thần chỉ đạo của
cấp trên. Từ đó, chủ động giải quyết các vấn đề đúng pháp luật và đáp ứng
yêu cầu của cấp trên. Các hoạt động của cấp dưới phải báo cáo kịp thời và
đầy đủ cho cấp trên để cấp trên nắm được và có sự chỉ đạo phù hợp tạo ra sự
nhịp nhàng, đồng bộ của cả bộ máy nhà nước. Đồng thời phải đảm bảo chế độ
kỷ luật nghiêm minh trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước.
4. Mối quan hệ giữa tập trung và dân chủ trong tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước XHCN.