Chương II: SỐ NGUYÊN
Tiết 37: LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: HS biết được nhu cầu cần thiết phải mở rộng tập N thành tập
số nguyên
2.Kỹ năng:
– HS nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ thực tiễn
– HS biết các biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số
3.Thái độ: Rèn luyện khả năng liên hệ giữa bài toán và thực tế cho HS
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU-TBDH:
1. Chuẩn bị của thầy: SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của trò: ĐDHT, SGK, phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
Nhắc lại quy tắc tìm BCNN của 2 hay nhiều số?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu các ví dụ về số
nguyên âm
GV: Giới thiệu nhiệt kế và nhiệt độ:
.
GV: Giới thiệu về các số nguyên âm như:
-1;-2;-3….và hướng dẫn cách đọc
(2 cách: âm 1 hoặc trừ 1)
GV: Cho HS làm ?1
HS: Làm ?1 và giải thích ý nghĩa các số đo
nhiệt độ các số đo nhiệt độ các thành phố.
GV: Trong các thành phố trên thành phố
nào nóng nhất, thành phố nào lạnh nhất?
GV: Giới thiệu ví dụ 2: Độ cao với quy
ước độ cao mực nước biển là 0m. Giới
thiệu độ cao trung bình của cao nguyên
Đắc Lắc (600m) và độ cao trung bình của
thềm lục địa Việt Nam (-65m).
GV: Yêu cầu HS làm ?2
1. Các ví dụ:
Các số có dấu (-) ở trước được gọi là các
số nguyên âm
*Ví dụ 1:
-Nhiệt độ của nước đá đang tan là 0oC
- Nhiệt độ của nước đang sôi là 100oC
- Nhiệt độ dưới 0oC được viết với dấu “-”
đằng trước,chẳng hạn -3oC
?1 Hướng dẫn
Hà Nội nhiệt độ 180C
Huế nhiệt độ 200C
Đà Lạt nhiệt độ 190C
TP Hồ Chí Minh nhiệt độ 250C
Bắc Kinh nhiệt độ âm 20C
Mát-xcơ-va nhiệt độ âm 70C
Pa-ri nhiệt độ 00C
Niu-yóoc nhiệt độ 20C
*Ví dụ 2: (SGK-67)
?2 Hướng dẫn
Độ cao của đỉnh núi Phan-xi-păng là 3143
mét