lao chứ không đơn thuần là sự sảng khoái, và bạn chỉ sử dụng chúng khi cần thiết.
5/ Đừng tỏ ra bối rối
Trong ngôn ngữ cơ thể, những hành động chứng tỏ bạn đang sợ hãi, bối rối hay bồn chồn,
chán nản như gõ tay trên bàn, xé vụn 1 mảnh giấy, gãi đầu, rung đùi hay dùng chân di di
trên sàn nhà sẽ khiến người ngồi đối diện không yên tâm về bạn.
6/ Luôn giữ đôi mắt hướng lên một cách vừa phải
Nếu cứ nhìn lên trên hay sang 2 phía khi bạn bắt đầu phát biểu sẽ khiến người nghe nghi
ngờ sự thật trong thông điệp bạn đang muốn truyền tải. Với ánh mắt đó, họ sẽ cho rằng
bạn đang giấu diếm, lảng tránh, thậm chí nói dối.
Cần rèn luyện ngôn ngữ cơ thể qua ánh mắt của bạn, giữ cho đôi mắt hướng lên một cách
vừa phải, bạn sẽ tránh được sự nghi ngại từ những con mắt đang chăm chú săm soi bạn,
bằng không mọi điều bạn muốn nói sẽ chẳng có chút ý nghĩa gì.
7/ Sở hữu một không gian của riêng bạn
Khi bạn được sở hữu một không gian riêng trong phòng làm việc chung, hãy coi nó là
lãnh thổ của riêng bạn. Bạn có thể mở rộng nó ra, làm chủ lãnh thổ của mình, đi lại xung
quanh khu vực của bạn để khẳng định rằng không ai có thể xâm phạm hoặc làm ảnh
hưởng đến sự hiện diện của bạn.
8/ Trau dồi kỹ năng bắt tay
Hầu hết các cuốn sách về ngôn ngữ cơ thể đều chỉ ra những cái bắt tay là một thủ tục
quan trọng hàng đầu trong đàm phán. Cái bắt tay của đối tượng giao tiếp có thể nói lên
nhiều điều về con người ấy.
Một cái bắt tay vững chãi nhưng không siết quá chặt, phải đủ lâu nhưng không quá đà,
không dính mồ hôi của sự lo lắng, sợ sệt sẽ tạo ấn tượng ban đầu hoàn hảo trong mắt đối
tác.
9/ Rèn luyện một tư thế chuyên nghiệp
Nhún vai hay giữ khư khư tay của bạn ngang qua ngực sẽ khiến bạn có vẻ như đang bị đe
dọa và sợ hãi điều gì đó. Bạn nên thả lỏng vai và cánh tay một cách tự nhiên, nó sẽ giúp
bạn trông thư giãn và tự tin.
10/ Giao tiếp bằng “đôi mắt”
Trong ngôn ngữ cơ thể, ánh mắt từ lâu đã được xem như dấu hiệu của sự trung thực và
chân thành. Điều này không có nghĩa rằng bạn phải duy trì một cuộc thi nhìn và luôn