- Biến điệu sóng mang:
* Biến âm thanh (hoặc hình ảnh) muốn truyền đi thành các dao động điện từ có
tần số thấp gọi là tín hiệu âm tần (hoặc tín hiệu thị tần).
* Trộn sóng: Dùng sóng điện từ tần số cao (cao tần) để mang (sóng mang) các
tín hiệu âm tần hoặc thị tần đi xa . Muốn vậy phải trộn sóng điện từ âm tần hoặc thị
tần với sóng điện từ cao tần (biến điệu). Qua anten phát, sóng điện từ cao tần đã
biến điệu được truyền đi trong không gian.
-Thu sóng: Dùng máy thu với anten thu để chọn và thu lấy sóng điện từ cao tần
muốn thu.
-Tách sóng: Tách tín hiệu ra khỏi sóng cao tần (tách sóng) rồi dùng loa để nghe
âm thanh truyền tới hoặc dùng màn hình để xem hình ảnh.
-Khuếch đại:Để tăng cường độ của sóng truyền đi và tăng cường độ của tín hiệu
thu được người ta dùng các mạch khuếch đại.
c. Sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản
Ăng ten phát: là khung dao động hở (các vòng dây của cuộn L hoặc 2 bản tụ C xa
nhau), có cuộn dây mắc xen gần cuộn dây của máy phát. Nhờ cảm ứng, bức xạ
sóng điện từ cùng tần số máy phát sẽ phát ra ngoài không gian.
d. Sơ đồ khối của một máy thu thanh đơn giản
Ăng ten thu: là 1 khung dao động hở, nó thu được nhiều sóng, có tụ C thay đổi.
Nhờ sự cộng hưởng với tần số sóng cần thu ta thu được sóng điện từ có f = f0.
4.Sự tương tự giữa dao động cơ và dao động điện
Đại lượng
cơ Đại lượng điện Dao động cơ Dao động điện
Tọa độ x Điện tích q x” + 2x = 0 q” + 2q = 0
Vận tốc v Cường độ dòng
điện i
1. Micrô.
2. Mạch phát sóng điện từ cao tần.
3. Mạch biến điệu.
4. Mạch khuếch đại.
5. Anten phát.
1. Anten thu.
2. Mạch khuếch đại dao động điện từ cao tần.
3. Mạch tách sóng.
4. Mạch khuếch đại dao động điện từ âm tần.
5. Loa.