Câu 13. Một con lắc đơn dao động nhỏ với chu kì T1= 2 s. Nếu thay đổi chiều dài 28 cm thì chu kì dao động là
T2= 1,5 s. Chiều dài con lắc trước và sau khi thay đổi lần lượt là
A.ℓ1= 64 cm, ℓ 2= 36 cm. B. ℓ1= 36 cm, ℓ 2= 64 cm.
C. ℓ1= 15,75 cm, ℓ 2= 43,75 cm. D. ℓ1= 43,75 cm, ℓ 2= 15,75 cm.
Câu 14. Hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số có biên độ lần lượt là 6 cm và 8 cm. Nếu hai dao động
này lệch pha nhau π/2 thì dao động tổng hợp có biên độ
A. A = 5 cm. B. A = 100 cm. C.A = 10 cm. D. A = 14 cm.
Câu 15. Một con lắc lò xo có khối lượng m, lò xo có độ cứng k. Nếu tăng độ cứng lò xo lên hai lần và đồng thời
giảm khối lượng vật nặng đi một nửa thì tần số dao động của vật
A. tăng 4 lần. B. giảm 4 lần. C. giảm 2 lần. D.tăng 2 lần.
Câu 16. Một vật đồng thời tham gia hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số góc = 20 rad/s. Dao động
thành phần thứ nhất có biên độ A1= 6 cm và pha ban đầu 1=/2, dao động thành phần thứ hai có pha ban đầu
2= 0. Biết vận tốc cực đại khi vật qua vị trí cân bằng là 2 m/s. Biên độ dao động thành phần thứ hai là
A. 10 cm. B. 4 cm. C. 20 cm. D.8 cm.
Câu 17. Hai con lắc đơn thực hiện dao động điều hoà tại cùng một địa điểm trên mặt đất. Hai con lắc có cùng khối
lượng quả nặng và dao động với cùng năng lượng. Con lắc 1 có chiều dây treo là ℓ1= 1,00 m và biên độ góc là 01,
con lắc 2 có chiều dây treo là ℓ2= 1,44 m và biên độ góc là 02. Tỉ số biên độ góc 01/02 của hai con lắc là
A.1,2. B. 1,44. C. 0,69. D. 0,83.
Câu 18. Dao động cưỡng bức có đặc điểm
A. biên độ tăng dần theo tần số ngoại lực. B. biên độ không phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực.
C. biên độ không phụ thuộc tần số của ngoại lực. D.chu kì bằng chu kì của ngoại lực tuần hoàn.
Câu 19. Lực kéo về trong dao động điều hòa của con lắc đơn là
A. lực hấp dẫn. B. lực căng của dây treo.
C. lực đàn hồi của dây treo. D.hợp lực của trọng lực và lực đàn hồi.
Câu 20. Hiện tượng cộng hưởng cơ xảy ra trong cơ hệ đang
A. dao động điều hoà tự do. B. dao động tắt dần.
C. dao động tự do. D.dao động cưỡng bức.
Câu 21. Một người xách một xô nước đi trên đường, mỗi bước đi được 50 cm. Chu kì dao động riêng của nước
trong xô là 1 s. Nước trong xô bị sóng sánh mạnh nhất khi người đó đi với tốc độ
A.0,5 m/s. B. 1 m/s. C. 1,5 m/s. D. 0,25 m/s.
Câu 22. Một con lắc lò xo dao động trên mặt phẳng ngang với phương trình x = 8sin10t (cm). Khi thế năng bằng
hai lần động năng thì tốc độ của vật nặng là
A. 10,32 cm/s. B. 5,16 cm/s. C.46,2 cm/s. D. 23,1 cm/s.
Câu 23. Một con lắc lò xo dao động trên mặt phẳng nhẵn nghiêng góc 300so với mặt phẳng ngang như hình 1.
Biết vật có khối lượng m = 400 g, lò xo có độ cứng k = 40 N/m, bỏ ma sát, lấy g = 10
m/s2. Trong lúc dao động, lực đàn hồi cực đại là Fmax = 3,2 N. Biên độ dao động của vật là
A. 5 cm. B.3 cm. C. 8 cm. D. 6 cm.
Câu 24. Con lắc đơn 1 có dây treo dài gấp 2,25 lần chiều dài con lắc đơn 2, hai con lắc
dao động điều hoà tại cùng một nơi trên mặt đất với chu kì lần lượt là T1và T2. Chọn kết
quả đúng.
A.T1= 1,5T2.B. T1= 0,67T2.C. T2= 1,5T1.D. T2= 2,25T1.
Câu 25. Chọn phát biểu sai khi nói về hệ dao động.
A. Hệ dao động có tần số dao động riêng không đổi.
B. Con lắc lò xo là một hệ dao động.
C.Con lắc đơn là một hệ dao động.
D. Con lắc lò xo dao động trên một mặt phẳng nghiêng nhẵn là một hệ dao động
Câu 26. Chọn phát biểu đúng khi nói về năng lượng trong dao động điều hoà.
A. Động năng biến đổi tuần hoàn còn thế năng biến đổi điều hòa .
B. Động năng và thế năng biến thiên tuần hoàn nhưng với tần số khác nhau.
C.Thế năng biến thiên tuần hoàn với tần số gấp đôi tần số biến thiên của vận tốc.
D. Trong cùng một khoảng thời gian, lượng biến thiên của thế năng và động năng là khác nhau
Câu 27. Cho 3 dao động điều hoà cùng phương: x1= 6sin2