DANH MỤC TÀI LIỆU
Tổng hợp các chức năng mới của phần mềm MIDP 2.0
MIDP 2.0 có gì mới?
Phiên bản 1.0 của Mobile Information Device Profile (MIDP) cung cấp một thư viện
API chuẩn cho việc phát triển ứng dụng di động Java. Nó chứa các thư viện API cho
toàn bộ vòng đời ứng dụng, khả năng kết nối mạng HTTP, giao diện người dùng và lưu
trữ bền vững. Phiên bản MIDP 2.0 có nhiều cải tiến và bổ sung. Các cải tiến trải đều và
toàn diện nhưng hầu hết các thay đổi đều nằm trong các gói giao diện người dùng. Các
lập trình viên Java di động hẳn sẽ rất vui về điều này.
Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn sơ lược về các tính năng mới trong MIDP 2.0.
Bài viết gồm những phần sau:
Qui trình đưa ra đặc tả MIDP mới
An toàn cho kết nối mạng
Đa phương tiện (multimedia)
Cải tiến trong Form
Thư viện Game API
Hình ảnh RGB
Xác thực mã và quyền hạn
Tóm tắt
Qui trình đưa ra đặc tả MIDP mới
Một khi đặc tả MIDP 2.0 và các công cụ đã có, nhưng cũng phải mất nhiều tháng thì các
thiết bị MIDP 2.0 mới xuất hiện với số lượng lớn. Tiến trình công việc này như sau:
Đặc tả trở thành phiên bản chính thức (final) sau khi được hội đồng duyệt.
Cách thực hiện tham khảo và bộ tương thích công nghệ (Technology Compatility Kit)
được phát hành.
Các nhà sản xuất thiết bị thực hiện việc áp dụng MIDP 2.0 trên thiết bị.
Các nhà sản xuất chờ được sự chấp thuận từ chính phủ.
Thiết bị được tung ra.
An toàn cho kết nối mạng
Giao thức duy nhất mà đặc tả MIDP 1.0 yêu cầu là HTTP. MIDP 2.0 còn yêu cầu thêm
HTTPS, là giao thức HTTP trên SSL (Secure Socket Layer). SSL là một giao thức
socket mã hóa dữ liệu gởi trên mạng và cung cấp sự xác thực cho các đầu cuối socket.
Mặc dù nhiều thiết bị MIDP 1.0 đã hỗ trợ HTTPS, tuy nhiên các nhà phát triển không
thể dựa chắc chắn vào điều này. Do đó MIDP 2.0 cung cấp một cơ sở vững chắc, nhất
quán hơn cho các ứng dụng di động liên quan đến thanh toán và các thông tin nhạy cảm.
HTTPS được hỗ trợ thông qua khung kết nối mạng chuẩn (Generic Connection
Framework) của CLDC trong gói javax.microedition.io. Đây là cách mà bạn tạo một kết
nối HTTP thông thường:
String url = http://www.cert.org/;
HttpConnection hc = null;
hc = (HttpConnection)Connector.open(url);
javax.microedition.io.HttpsConnections là một trong nhiều interface mới hỗ trợ bảo mật
mạng. MIDP 2.0 còn có lớp javax.microedition.io.SecurityInfo, chứa thông tin về kết
nối bảo mật, và lớp javax.microedition.pki.Certificate, biểu diễn một chứng thực được
mã hóa.
Multimedia
Một trong những mong đợi thú vị nhất với MIDP 2.0 là các tập thư viện media của nó.
Các thư viện này là một tập con chỉ hỗ trợ audio của Mobile Media API (MMAPI).
Cách đơn giản nhất mà bạn có thể sử dụng để phát ra một âm thanh (tone) đơn giản là
sử dụng phương thức playTone() trong lớp javax.microedition.media.Manager. Tất cả
những gì bạn cần làm là cung cấp một giá trị nốt (ví dụ 60 là nốt Đô (C) trung), trường
độ (thời gian phát một nốt, tính bằng mili giây) và cao độ (0 là im lặng, 100 là cao
nhất). Phương thức này ném ra một MediaException nếu không phát được âm thanh.
Đoạn chương trình sau sau phát một nốt đô trung trong nửa giây ở mức âm lượng cao
nhất.
try {
Manager.playTone(60, 500, 100);
}
catch (MediaException me) {
// Handle the exception.
}
Thư viện này cũng hỗ trợ phát nhiều chuỗi âm thanh. Bạn cần phải đi sâu hơn một chút
vào thư viện này và sử dụng lớp giao diện
javax.microedition.medi.control.ToneControl. Tài liệu JavaDoc của ToneControl có một
ví dụ đơn giản minh họa kỹ thuật này.
Cuối cùng, các thư viện API media của MIDP 2.0 còn hỗ trợ phát một số tập tin âm
thanh. Các thiết bị phải có khả năng phát các tập tin WAV và có thể hỗ trợ thêm các
định dạng audio khác tùy ý.
Đoạn chương trình để phát tập tin audio đơn giản một cách đáng ngạc nhiên. Đầu tiên
bạn cần lấy một thể hiện Player cho dữ liệu audio của bạn; sau đó bạn chỉ cần thiết lập
cho Player chạy. Đoạn chương trình sau thể hiện cách phát một tập tin WAV được lưu
trong tập tin tài nguyên của MIDlet:
InputStream in =
getClass().getResourceAsStream(/signs_m.wav);
Player p = Manager.createPlayer(in, audio/x-wav);
p.start();
Cải tiến trong Form
Nhiều cải tiến đã được thêm vào gói javax.microedition.lcdui trong MIDP 2.0, nhưng
các thay đổi lớn nhất (ngoài Game API sẽ đề cập sau) là trong “gia đình” Form và Item.
Đầu tiên, layout của form phức tạp hơn nhiều so với MIDP 1.0. Tài liệu JavaDoc của
Form mô tả chi tiết thuật toán layout mới. Nói một cách ngắn gọn, các item được sắp đặt
từ trái qua phải trong cùng hàng và được xếp từ trên xuống dưới giống như cách sắp đặt
trong đoạn văn. Bạn có thể chỉnh sửa layout này, nhưng nên ghi nhớ rằng chỉ sử dụng
những layout mà thiết bị hỗ trợ. Cuối cùng, chính thiết bị sẽ quyết định chính xác vị trí
cũng như kích thước thể hiện của các item.
Các Item giờ đây có thêm kích thước nhỏ nhất và kích thước ưa thích (preferred), các
kích thước này có thể được thiết lập bởi ứng dụng. Nếu bạn không xác định những kích
thước này thì chính thiết bị sẽ tính toán chúng. Lớp Item cũng chứa các hằng số layout
mà trước đây chỉ có mặt trong lớp ImageItem. Bạn có thể xác định layout theo hàng
ngang, hàng dọc, đầu dòng, hoặc cuối dòng và các ràng buộc khác.
Ngoài tính năng layout mới, các Item mới cho form cũng được thêm vào. Item mới
trong MIDP 2.0 là Spacer-một Item không thể định vị được thể hiện một khoảng trống,
bạn có thể sử dụng nó để tinh chỉnh layout của form. Kế tiếp, item ChoiceGroup có
thêm một kiểu mới, POPUP. Một ChoiceGroup kiểu POPUP dùng để tạo một combo
box. Nó hiện thị lựa chọn hiện tại và một dấu hiệu trực quan (một hình tam giác chỉ
xuống chẳng hạn) để thể hiện là còn nhiều lựa chọn khác. Khi lựa chọn hoặc kích hoạt
nó thì toàn bộ danh sách các lựa chọn sẽ sổ xuống, sẵn sàng cho một lựa chọn mới.
Alert bây giờ có thêm các command cho phép lập trình viên sử dụng màn hình này để
đặt câu hỏi với người dùng. Các Gauge cũng có thể đuợc đưa vào màn hình Alert.
MIDP 2.0 cũng mở rộng việc quản lý command. Trong MIDP 1.0, các Command được
thêm vào các đối tượng Displayable và một đối tượng lắng nghe sẽ nhận tất cả các sự
kiện command. MIDP 2.0 mở rộng mô hình này bằng cách cho phép bạn thêm các
Command vào từng Item. Từ quan điểm của người lập trình, điều này tạo ra sự linh
động rất dễ hiểu. Thiết bị sẽ có thêm một chút khó khăn khi tính toán làm cách nào để
hiển thị các command một cách thích hợp. Việc đưa Command vào Item cũng tương tự
như đưa Command vào đối tượng Displayable. Chỉ cần chuyển một command cho
phương thức addItemCommand() của Item. Để đăng ký một bộ lắng nghe, hãy kế thừa
lớp giao diện ItemCommandListener và đăng ký bộ lắng nghe với phương thức
setItemCommandListener() của Item.
Các Item cũng có một command mặc định (default command), command này có thể
được triệu gọi thông qua một thể hiện trên giao diện người dùng. Thể hiện này đa dạng
tùy theo thiết bị; nó có thể là một nút nhấn đặc biệt hoặc một thể hiện bút vẽ (stylus).
Bạn có thể thiết lập command mặc định bằng phương thức setDefaultCommand() của
lớp Item.
Một trong những nét mới trong Form là CustomItem, một lớp cho phép bạn tự tạo các
Item cho riêng mình. Với khái niệm tương tự như Canvas, CustomItem cho phép bạn tự
vẽ và đáp ứng lại những sự kiện giao diện của riêng mình. Tạo một custom item chỉ là
vấn đề kế thừa lớp con CustomItem và kế thừa các phương thức abstract của nó. Ví dụ
sau đây tạo một nút bật tắt với đoạn mã tối thiểu:
import javax.microedition.lcdui.*;
public class DiamondItem
extends CustomItem {
private boolean mState;
public DiamondItem(String title) {
super(title);
mState = false;
}
public void toggle() {
mState = !mState;
repaint();
}
// CustomItem abstract methods.
public int getMinContentWidth() { return 80; }
public int getMinContentHeight() { return 40; }
public int getPrefContentWidth(int width) {
return getMinContentWidth();
}
public int getPrefContentHeight(int height) {
return getMinContentHeight();
}
public void paint(Graphics g, int w, int h) {
g.drawRect(0, 0, w - 1, h - 1);
int stepx = 8, stepy = 16;
for (int y = 0; y < h; y += stepy) {
for (int x = 0; x < w; x += stepx) {
g.drawLine(x, y, x + stepx, y + stepy);
g.drawLine(x, y + stepy, x + stepx, y);
if (mState == true) {
int midx = x + stepx / 2;
int midy = y + stepy / 2;
g.fillTriangle(x, y, x + stepx, y, midx, midy);
g.fillTriangle(midx, midy, x, y + stepy,
x + stepx, y + stepy);
}
}
}
}
// CustomItem methods.
protected void keyPressed(int keyCode) { toggle(); }
protected void pointerPressed(int x, int y) { toggle(); }
}
Thư viện Game API
Phiên bản MIDP 2.0 phát hành ra là một tin tốt cho các nhà phát triển game. Nhiều cải
tiến của bản phát hành này có thể được tìm thấy trong thư viện Game API, trong gói
javax.microedition.lcdui.game. Năm lớp trong thư viện Game API mở rộng khả năng đồ
họa của MIDP. Khái niệm cơ bản là nội dung của màn hình có thể được tạo thành từ các
lớp (layer) khác nhau. Một layer có thể chứa hình nền. Layer khác có thể chứa một
chiếc tàu bay hoặc một con nhím. Layer khác có thể thể hiện sương mù, hoặc mây, hoặc
nước hoặc bất kỳ thứ gì khác.
Lớp căn bản trong thư viện Game API là Layers, về cơ bản chỉ là một bề mặt vẽ cùng
với vị trí và kích thước. Các lớp con sẽ kế thừa các chức năng chuyên biệt hơn.
TiledLayer là một Layer mà nội dung của nó được vẽ từ các “viên gạch lát” (tile) được
chứa trong một hình ảnh nguồn. Sprite là một Layer dùng để hoạt họa các khung hình
(frame) cũng được chứa trong hình ảnh nguồn.
Một LayerManager giúp dễ dàng tạo và hiển thị nhiều layer.
Lớp GameCanvas là một lớp con của Canvas. Ngoài khả năng của một Canvas bình
thường, nó còn cung cấp một bộ đệm offscreen để giúp hiển thị hình ảnh nhanh, không
nhấp nháy và có khả năng tham dò (poll) trạng thái các phím game của thiết bị.
Hình ảnh RGB
Một cải tiến khác cho các lập trình viên MIDP là cách biểu diễn hình ảnh ở dạng mảng
cho phép MIDlet thao tác dữ liệu hình ảnh một cách trực tiếp. Mỗi pixel hình ảnh được
biểu diễn bởi một số int, với 8 bit cho trị số alpha (độ trong suốt), red, green, và blue.
Các thành phần đó được đóng trong một số int dưới dạng 0xAARRGGBB. Ví dụ, giá trị
0xff00ff00 là một pixel màu xanh hoàn toàn rõ (không trong suốt), trong khi
0x80ff0000 là một pixel đỏ trong suốt một nửa.
Lớp Graphics của MIDP 2.0 hỗ trợ hình ảnh RGB với phương thức sau :
public void drawRGB(int[] rgbData, int offset, int scanlength,
int x, int y, int width, int height,
boolean processAlpha)
Dữ liệu mảng rgbData ít nhất nên có các thành phần width * height, bắt đầu tại offset.
Tham số scanLength mô tả số pixel liên tục giữa các hàng trong mảng số nguyên. Các
tham số x, y, width và height mô tả dữ liệu số nguyên sẽ được vẽ ở đâu trên bề mặt vẽ
của Graphics. Cuối cùng, processAlpha là một cờ thể hiện thành phần alpha có được sử
dụng hay không. Nếu nó là false, tất cả các pixel trong mảng số nguyên sẽ được đối xử
là rõ (không trong suốt).
Ví dụ sau, SnowCrash, là một Canvas sử dụng mảng số nguyên để mô phỏng sự mất tin
hiệu video khi ta thấy các “hột é”.
import java.util.Random;
import javax.microedition.lcdui.*;
import javax.microedition.midlet.*;
public class SnowCrash
extends Canvas
implements Runnable {
private boolean mTrucking;
private int[] mRGB;
private Random mRandom;
public SnowCrash() {
mTrucking = true;
mRandom = new Random();
Thread t = new Thread(this);
thông tin tài liệu
Tổng hợp các chức năng mới của phần mềm MIDP 2.0
Mở rộng để xem thêm
từ khóa liên quan
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×