số dữ liệu, khi đó nó sẽ tính toán nhanh hơn 235% mà không gặp phải
vấn đề gì. Nhưng giữa các phân phối có thể khác nhau một chút.
free: hiển thị thông tin trên bộ nhớ hệ thống.
ifconfig <tên_giao_diện>: để xem thông tin chi tiết về các giao diện
mạng; thông thường giao diện mạng ethernet có tên là eth(). Bạn có thể
cài đặt các thiết lập mạng như địa chỉ IP hoặc bằng cách dùng lệnh này
(xem man ifconfig). Nếu có điều gì đó chưa chính xác, bạn có thể stop
hoặc start (tức ngừng hoặc khởi_động) giao diện bằng cách dùng
lệnh ifconfig <tên_giao_diện> up/down.
passwd: cho phép bạn thay đổi mật khẩu (passwd
người_dùng_sở_hữu_mật_khẩu hoặc tên người dùng khác nếu bạn
đăng nhập hệ thống với vai trò root).
useradd: cho phép bạn thêm người dùng mới (xem man useradd).
Dù ở phân phối nào, bạn cũng có thể dùng phím TAB để tự động hoàn
chỉnh một lệnh hoặc tên file. Điều này rất hữu ích khi bạn quen với các
lệnh. Bạn cũng có thể sử dụng các phím lên, xuống để cuộn xem các
lệnh đã nhập. Bạn có thể dùng lệnh đa dòng trên một dòng. Ví dụ như,
nếu muốn tạo ba thư mục chỉ trên một dòng, cú pháp có thể là: mkdir
thư_mục_1 ; mkdir thư_mục_2 ; mkdir thư_mục_3.
Một điều thú vị khác nữa là các lệnh dạng pipe. Bạn có thể xuất một
lệnh thông qua lệnh khác. Ví dụ: man mkdir | tail sẽ đưa ra thông tin
các dòng cuối cùng trong trang xem "thủ công" của lệnh mkdir.
Nếu lúc nào đó được yêu cầu phải đăng nhập với tài khoản gốc (tức
"siêu" admin của hệ thống), bạn có thể đăng nhập tạm thời bằng cách
dùng lệnh su. Tham số -1 (su-1) dùng để thay đổi thư mục chủ và cho
các lệnh đã hoặc đang dùng. Chú ý là bạn cũng sẽ được nhắc một mật
khẩu.