Thật ngạc nhiên khi biết rằng có một số ransomware không thực sự làm điều gì cả.
Không giống như PUBG Ransomware, những ransomware này đơn giản chỉ là
quảng cáo giả mạo, tuyên bố có quyền kiểm soát trên máy tính của bạn.
Loại ransomware này rất dễ giải quyết nhưng “sức mạnh” của ransomware thực sự
đã đủ để nó sinh lời. Nạn nhân trả tiền mà hoàn toàn không biết họ thực sự không
cần làm điều đó vì dữ liệu của họ không bị mã hóa.
Kiểu tấn công của các loại ransomware này thường xuất hiện ở cửa sổ trình duyệt.
Khi xuất hiện, bạn không thể đóng cửa sổ và thông báo “file của bạn đã bị mã hóa,
hãy trả 300 USD bằng Bitcoin, đây là giải pháp duy nhất".
Nếu muốn kiểm tra xem ransomware bạn gặp có phải là thật không hay chỉ là lừa
đảo, nhấn Alt + F4 trên Windows và Cmd + W trên Mac. Nếu cửa sổ đóng, hãy
cập nhật phần mềm diệt virus của bạn ngay lập tức và quét máy tính.
7. Cách ngụy trang của ransomware
Cuối cùng, hãy xem xét cách ransomware lừa dối nạn nhân qua ngoại hình của nó.
Bạn đã biết rằng các file đính kèm email giả thường có ransomware. Trong trường
hợp này, file đính kèm sẽ xuất hiện dưới dạng file DOC hợp lệ, gửi bằng email
spam và yêu cầu đòi tiền, file đính kèm này chính là hóa đơn đòi tiền. Sau khi tải
xuống, hệ thống của bạn bị tấn công.
Tuy nhiên có một cách ngụy trang khác, ví dụ, DetoxCrypto ransomware
(Ransom.DetoxCrypto) mạo nhận phần mềm nổi tiếng Malwarebytes Anti-
Malware với thay đổi tên nhỏ Malwerbyte. Ngoài ra còn có biến thể Cryptolocker
mạo nhận là Windows Update.
Bạn nghĩ rằng mình đã biết hết các ransomware, nhưng không phải, hãy nghĩ lại đi.
Những kẻ lừa đảo sẽ không dừng lại cho đến khi lấy được tiền của bạn và chúng
luôn xuất hiện với kiểu dáng mới.
Nếu lo lắng về ransomware, hãy thử một số biện pháp phòng ngừa như thường
xuyên sao lưu dữ liệu, cập nhật máy tính, tránh xa các file nghi ngờ và có đuôi lạ,
sử dụng tính năng lọc mail, và chạy một số bộ bảo mật Internet.