Lớp A2-CN9 Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường ĐHNT HN
HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM
Thu Huyền Quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 5
Chƣơng I
Tổng quan về thị trƣờng Hoa Kỳ và chính sách thƣơng mại của Hoa Kỳ
I. Một số nét về thị trƣờng Hoa Kỳ.
1. Khái quát về nền kinh tế Hoa Kỳ.
Trước hết, Hoa Kỳ là một thị trường xuất nhập khẩu khổng lồ, với sức
mua lớn, đa dạng về thu nhập, đa dạng về chủng loại và nhu cầu hàng hóa.
Mặt hàng xuất khẩu chính của Hoa Kỳ chủ yếu là sản phẩm chế tạo như máy
móc văn phòng, thiết bị viễn thông, thép và sản phẩm thép, ô tô và phụ tùng ô
tô, hóa chất…, sản phẩm nhập khẩu chính của Hoa Kỳ là thực phẩm, quặng
các loại, kim loại màu, nhiên liệu chủ yếu là dầu mỏ, hàng dệt và may mặc,
giày dép. Ngoài ra còn là những sản phẩm chế tạo như thiết bị điện tử, ô tô,
phụ tùng ô tô, thiết bị điện, hóa chất…
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ chiếm 50% GDP thế giới, 1/3
buôn bán quốc tế. Tỷ trọng của nền kinh tế Hoa Kỳ trong nền kinh tế thế giới
tuy giảm song hiện nay vẫn giữ ở mức 22% GDP thế giới (năm 2000 GDP
của Hoa Kỳ đạt gần 8000 tỷ USD).
Với diện tích khoảng 9,4 triệu km2 và dân số trên 263,43 triệu người,
Hoa Kỳ thực sự trở thành một cường quốc kinh tế với sức mua lớn nhất thế
giới. Các “con Rồng” châu á đã phát triển nhanh nhờ vào việc chiếm lĩnh
được thị phần khá lớn tại thị trường này.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm của Hoa Kỳ chiếm khoảng 14%
kim ngạch xuất nhập khẩu toàn thế giới: Hoa Kỳ là nước xuất khẩu thủy sản
lớn thứ 2 trên thế giới, xuất khẩu gạo lớn thứ 3 trên thế giới và hàng nông sản
Hoa Kỳ chiếm trên 21% khối lượng buôn bán hàng nông sản chung của thế
giới. Đồng thời, Hoa Kỳ là nước nhập khẩu thủy sản và dệt may lớn nhất thế
giới. Điều này có thể khẳng định rằng tất cả các quốc gia trên thế giới đều