- 2 -
Các nội dung hợp tác kinh tế mà Việt Nam đã thực hiện trong 10 năm qua rất phong
phú, đa dạng, và ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhau, có thể tóm lược về cơ bản như sau:
Việt Nam tham gia vào Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày
28/7/1995 và bắt đầu thực hiện từng bước các cam kết nhằm xây dựng Khu vực Thương
mại Tự do ASEAN (AFTA) từ năm 1996.
Tháng 3/1996, Việt Nam đã tham gia và trở thành sáng lập viên của Diễn đàn Hợp
tác Á - Âu (ASEM), diễn đàn này gồm 25 nước thành viên trong đó có 10 nước châu Á và
15 nước châu Âu với mục đích tăng cường đối thoại và hợp tác ở các lĩnh vực thương mại,
đầu tư, văn hoá, khoa học kỹ thuật và chính trị ngoại giao.
Tháng 11/1998, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Diễn đàn Kinh tế
Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Trong khuôn khổ hợp tác tại diễn đàn này nhiều nội
dung cụ thể thực hiện thuận lợi hoá thương mại giữa các thành viên theo Chương trình
Hành động Tập thể (CAP), Chương trình Hành động Quốc gia (IAP) và Tự do hoá tự
nguyện sớm (EVSL) đã được chúng ta nghiên cứu tham gia.
Việt Nam đã chính thức gửi đơn xin gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
tháng 12/1994. Cho tới nay Ban công tác về Việt Nam gia nhập WTO đã tiến hành được 4
phiên họp để thực hiện minh bạch hoá chính sách, qua đó các các nước thành viên đưa ra
các vấn đề thắc mắc, các câu hỏi để làm rõ chính sách kinh tế - thương mại, đầu tư, sở hữu
trí tuệ và nhiều vấn đề khác của Việt Nam. Dự kiến quá trình đàm phán gia nhập WTO của
Việt Nam sẽ còn rất phức tạp và khó khăn trước khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ
chức này và hưởng các ưu đãi thương mại, đãi ngộ không phân biệt trong thương mại quốc
tế.
Từ sau năm 1992, Việt Nam đã khôi phục quan hệ bình thường với các tổ chức tài
chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng
Phát triển Châu Á (ADB), chúng ta đã tiến hành đàm phán Chương trình Điều chỉnh cơ cấu
giai đoạn II (SAC II) của WB và Chương trình Điều chỉnh cơ cấu mở rộng (ESAF) của
IMF cho thời kỳ 1999 - 2002. Điều kiện của các tổ chức tài chính đưa ra đối với Việt Nam
bao gồm các nội dung chính là xoá bỏ và thực hiện thuế hoá các biện pháp phi thuế và mở
rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Trong khuôn khổ tín dụng từ Quỹ Miyazawa, Chính phủ Nhật đã dành cho Việt Nam khoản
tín dụng 20 tỷ yên (khoảng 160 triệu US$) để hỗ trợ các chương trình cải cách kinh tế.
Trong quan hệ song phương, đàm phán ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam -
Hoa Kỳ là một nội dung lớn thời gian qua. Việt Nam đã tiến hành 9 phiên đàm phán với
phía Hoa Kỳ và đã ký Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ ngày 13/7/2000. Dự kiến
cuối năm nay sẽ bắt đầu có hiệu lực. Trong quá trình đàm phán Hiệp định này, để nhận
được đối xử Quan hệ Thương mại Bình thường (NTR) với Hoa Kỳ, ngoài các đòi hỏi về đãi
ngộ tối huệ quốc, đãi ngộ quốc gia trong thương mại và đầu tư, những yêu cầu khác của
phía Hoa Kỳ đưa ra khá cao, phức tạp, có nhiều vấn đề hiện nay đang được tiếp tục xem xét
nghiên cứu kỹ lưỡng.
Phần III
NGHĨA VỤ VÀ CAM KẾT TRONG CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ QUỐC TẾ