DANH MỤC TÀI LIỆU
Trắc nghiệm sinh học 10: Virut và bệnh truyền nhiễm
Trắc nghiệm sinh học 10: Virut và bệnh truyền nhiễm
Câu 1: Đặc điểm chủ yếu nào sau đây của virut người ta coi virut chỉ một dạng
sống ?
A. Không có cấu tạo tế bào.
B. Cấu tạo bao gồm vỏ prôtêin và lõi axit nuclêic.
C. Trong tế bào chủ có khả năng sinh sản và sinh trưởng.
D. Có khả năng lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.
Câu 2: HIV chỉ xâm nhập và làm tan tế bào limphô T ở người vì:
A. HIV không thể tồn tại được bên ngoài tế bào chủ.
B. Mỗi loại vi rut chỉ có thể xâm nhập vào 1 số tế bào nhất định.
C. Gai glicôprôtêin của chúng đặc hiệu với thụ thể trên tế bào limphô T ở người.
D. Kích thước của chúng quá nhỏ nên chỉ có thể xâm nhập vào tế bào limphô T ở người.
Câu 3: Capsôme là:
A. Đơn vị prôtêin cấu tạo nên vỏ capsit.
B. Lõi của virut.
C. Các gai glicoprotein
D. Phức hệ vỏ capsit và lõi axit nuclêic.
Câu 4: Virut ADN và virut ARN lần lượt là:
(1). VR đậu mùa.
(2). VR viêm gan B.
(3). VR cúm.
(4). VR viêm não Nhật Bản.
(5). phagơ.
Phương án đúng:
A. 1,2,5/ 3,4 B. 1,2,4/3,5 C. 1,2,3/4,5 D. 1,3/2,4,5
Câu 5: Vi rut khảm thuốc lá có dạng cấu trúc nào sau đây?
A. Cấu trúc xoắn.
B. Phối hợp giữa cấu trúc xoắn và khối.
C. Cấu trúc hình trụ.
D. Cấu trúc khối.
Câu 6: Giai đoạn hình thành mối liên kết hóa học đặc hiệu giữa các thụ thể của virut tế
bào chủ được gọi là:
A. Lắp ráp. B. Hấp phụ. C. Sinh tổng hợp. D. Xâm nhập.
Câu 7: Để phòng virut kí sinh trên vi sinh vật cần:
(1). Tiêu diệt vật trung gian truyền virut.
(2). Vệ sinh dụng cụ nuôi cấy.
(3). Chọn giống kháng virut.
(4). Vệ sinh cơ thể.
Phương án đúng:
A. 1, 2 B. 1, 2, 3 C. 3, 4 D. 2, 3.
Câu 8: Bệnh nào sau đây không phải là bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut?
A. Viêm gan. B. Sởi. C. Lao. D. Bại liệt
Câu 9: Miễn dịch đặc hiệu gồm:
A. Các loại miễn dịch tự nhiên, bẩm sinh
B. Các loại miễn dịch thể dịch.
C. Miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào
D. Các loại miễn dịch nhân tạo.
Câu 10: Chỉ tiêm phòng vacxin khi:
A. Đang bị kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể.
B. Cơ thể đã mắc bệnh 1 lần.
C. Biết bệnh đó có thực sự nguy hiểm hay không.
D. Cơ thể khỏe mạnh.
Câu 11: Các yếu tố sau:
(1). Nước mắt
(2). Dịch axit của dạ dày
(3). Kháng nguyên
(4). Đại thực bào
(5). Máu
(6). Tế bào T độc.
Tổ hợp đúng về loại miễn dịch không đặc hiệu là:
A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 2, 4, 5. C. 1, 2, 4. D. 2, 3, 5, 6.
Câu 12: Virut gây bệnh ...... vào thể tới thần kinh trung ương theo dây thần kinh ngoại
vi là:
A. HIV B. dại. C. đậu mùa. D. viêm não.
Câu 13: Sau khi nhiễm phagơ tái tổ hợp mang gen tổng hợp inteferon vào VK. E.Coli,
khâu tiếp theo sẽ:
A. Tách sản phẩm interferon.
B. Nuôi trong nồi lên men.
C. Quay li tâm.
D. Loại bỏ những tạp chất.
Câu 14: Nulêôcapsit là:
A. Phức hợp giữa axit nuclêic và glixêrol.
B. Phức hợp giữa vỏ capsit và lõi axit nuclêic.
C. Phức hợp giữa vỏ capsit và đường ribôzơ.
D. Phức hợp giữa vỏ prôtêin bên ngoài và bên trong chứa cả lõi ADN và ARN.
Câu 15: Virut di chuyển từ tế bào này sang tế bào khác của cây nhờ vào:
A. Các cầu sinh chất nối giữa các tế bào.
B. Qua các chất thải bài tiết từ bộ máy Gôngi.
C. Sự di chuyển của các bào quan.
D. Hoạt động của nhân tế bào.
Câu 16: Vi rut gây bệnh cho nguời, vật nuôi cây trồng, nhưng cũng vai trò quan
trọng trong sản xuất các chế phẩm y học. Vai trò đó là:
A. Xâm nhập vào tế bào vi khuẩn và làm tan tế bào vi khuẩn gây hại.
B. Nuôi vi rut để sản xuất intêfêron.
C. Nuôi vi rut để sản xuất insulin.
D. Công cụ chuyển gen từ tế bào người vào tế bào vi khuẩn.
Câu 17: Vi sinh vật gây bệnh cơ hội là những vi sinh vật...
A. kết hợp với một loại virut nữa để tấn công vật chủ.
B. tấn công khi vật chủ đã chết.
C. lợi dụng lúc cơ thể bị suy giảm miễn dịch để tấn công.
D. tấn công vật chủ khi đã có sinh vật khác tấn công.
Câu 18: Khi giẫm phải dây kẽm gai, khi đến bệnh viện sẽ được tiêm:
A. Huyết thanh chống vi trùng uốn ván.
B. Vacxin phòng vi trùng uốn ván.
C. Thuốc kháng sinh.
D. Thuốc bổ.
Câu 19: Điều kiện để có miễn dịch đặc hiệu là:
A. Xảy ra khi có virut xâm nhập.
B. Xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập.
C. Xảy ra khi có vi khuẩn xâm nhập.
D. Xảy ra khi có kháng thể xâm nhập.
Câu 20: Virut thực vật xâm nhiễm tế bào và lan truyền bệnh theo con đường:
A. Nhờ côn trùng hay qua các vết trầy xước.
B. Nhờ các thụ thể trên bề mặt tế bào.
C. Nhờ cầu sinh chất nối giữa các tế bào.
D. Nhờ côn trùng, gió, nước.
Câu 21. Nội dung nào là sự xâm nhập của Virut kí sinh động vật?
A. Sau khi bám thụ thể, Virut đưa hệ nucleocapsit vào tế bào chủ, sau đó "cởi áo" protein.
B. Sau khi bám thụ thể,Virut bơm axitnucleic vào trong tế bào chủ.
C. Sau khi bám thụ thể, Virut tự tổng họp vật chất ở đó.
D. Sau khi bám thụ thể, Virut xâm nhập o lắp ráp các thành phần tạo Virut hoàn
chỉnh.
Câu 22: loại prôtêin đặc biệt do nhiều loại tế bào của thể tiết ra chống lại virut, tế
bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch gọi là:
A. Chất kháng thể. B. Enzim. C. Hoocmon. D. Intefêron.
Câu 23: Để gây bệnh truyền nhiễm, cần có đủ 3 điều kiện:
A. Độc lực đủ mạnh + Không có kháng thể + Hệ hô hấp suy yếu
B. Đường xâm nhiễm phù hợp + Độc lực đủ mạnh + Số lượng nhiễm đủ lớn
C. Hệ miễn dịch yếu + Hệ tiêu hóa yếu + Số lượng nhiễm đủ lớn
D. Có virut gây bệnh + Môi trường sống thuận lợi phát bệnh + Đường xâm nhiễm phù hợp
Câu 24: Chu trình nhân lên của virut gồm 5 giai đoạn theo trình tự:
A. hấp phụ → xâm nhập → sinh tổng hợp → lắp ráp → phóng thích.
B. hấp phụ → xâm nhập → lắp ráp → sinh tổng hợp → phóng thích.
C. hấp phụ → lắp ráp → sinh tổng hợp → xâm nhập → phóng thích.
D. hấp phụ → lắp ráp → xâm nhập → sinh tổng hợp → phóng thích.
Câu 25: Trong cơ thể người, HIV hoạt động như thế nào?
A. làm giảm hồng cầu, người yếu dần, các vi sinh vật lợi dụng để tấn công
B. gây nhiễm phá hủy một s tế bào hệ thống miễn dịch (tế bào limphô T4 đại thực
bào)
C. sinh, phá hủy làm giảm hồng cầu,m cho người bệnh thiếu máu, người yếu dần,
các vi sinh vật lợi dụng để tấn công
D. kí sinh và phá hủy hồng cầu làm cho người bệnh thiếu máu
Câu 26: Không thể tiến hành nuôi virut trong môi trường nhân tạo giống như vi khuẩn
được vì virut
A. không có hình dạng đặc thù.
B. có kích thước vô cùng nhỏ bé.
C. chỉ sống kí sinh nội bào bắt buộc.
D. có hệ gen chỉ chứa 1 loại axit nucleic.
Câu 27: Phát biểu nào không đúng khi nói về virut?
A. Dạng sống không có cấu tạo tế bào.
B. Là dạng sống đơn giản nhất.
C. Là dạng sống phức tạp, có cấu tạo tế bào.
D. Cấu tạo từ 2 thành phần cơ bản là Prôtêin và axit nuclêic.
Câu 28: Đặc điểm nào thể chứng minh virut dạng trung gian giữa thể sống và thể
không sống?
A. Vật chất di truyền chỉ là ADN hoặc ARN.
B. Kí sinh nội bào bắt buộc.
C. Cấu trúc rất đơn giản.
D. Hình thái đơn giản.
Câu 29: Đối với những người nhiễm HIV, người ta có thể tìm thấy virut này ở
A. máu, tinh dịch, dịch nhầy âm đạo.
B. nước tiểu, mồ hôi.
C. đờm, mồ hôi, nước bọt ở miệng.
D. nước tiểu, đờm, nước bọt ở miệng.
Câu 30: Nếu trộn axit nucleic của virut chủng B với một nửa protein của chủng virut A và
một nửa protein của chủng virut B thì chủng virut lai sẽ có dạng:
A. vỏ giống A và B, lõi giống B.
B. vỏ giống A, lõi giống B.
C. giống chủng A.
D. giống chủng B.
Câu 31: Miễn dịch không đặc hiệu là:
A. Loại miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh.
B. Xuất hiện sau khi bị bệnh và tự khỏi.
C. Xuất hiện sau khi được tiêm vacxin vào cơ thể.
D. Khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Câu 32: Đặc điểm nào không phải là điểm giống nhau của bệnh AIDS, lậu, giang mai?
A. Truyền từ mẹ sang con.
B. Khi mới nhiễm virut hay vi khuẩn → không thấy biểu hiện bệnh.
C. Khả năng lây truyền rất cao.
D. Nguyên nhân chủ yếu do quan hệ tình dục bừa bãi ngoài xã hội.
Câu 33: Đối tượng tác động của virut HIV là:
A. Bạch cầu LimphoT4. B. Bạch cầu. C. Hồng cầu. D. Tiểu cầu.
thông tin tài liệu
Trắc nghiệm sinh học 10: Virut và bệnh truyền nhiễm. Tài liệu giúp các bạn học sinh lớp 10 nắm chắc kiến thức chương virut và bệnh truyền nhiễm thông qua việc trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Ngoài ra đây cũng là tài liệu tham khảo hay dành cho quý thầy cô nhằm phục vụ công tác giảng dạy.
Mở rộng để xem thêm
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×